Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Thái Lan Thani Thongphakdi - Chủ tịch Hội nghị Các quan chức cấp cao APEC năm 2022 - cho biết,ộinghịcấpcaoAPECsẽdiễnravàotrungtuầnthákq bđ y năm nay là thời điểm bước sang năm thứ ba của đại dịch, phục hồi kinh tế đã trở thành vấn đề cấp bách đối với tất cả các nền kinh tế thành viên.
APEC đặt mục tiêu phải bao trùm và bền vững trong chiến lược tăng trưởng của mình, cân bằng giữa sức khỏe, kinh tế và môi trường. Thái Lan với vai trò là Chủ tịch APEC năm nay đặt mục tiêu mang lại sự năng động cho APEC khi nước này đang đăng cai tổ chức hội nghị các bộ trưởng và nhà lãnh đạo APEC trực tiếp trong năm nay. Theo kế hoạch, một loạt các cuộc họp từ ngày 14/11 sẽ diễn ra trước hội nghị các nhà lãnh đạo: Kết thúc Hội nghị các quan chức cấp cao APEC, cũng như Hội nghị Bộ trưởng APEC, với sự tham dự của các bộ trưởng thương mại và ngoại giao.
Đồng thời, Hội nghị Thượng đỉnh lãnh đạo doanh nghiệp CEO thường niên APEC sẽ diễn ra trong tuần tháng 11 năm nay. Tiếp theo trong lịch họp của APEC là Hội nghị các Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương và Thứ trưởng Tài chính sẽ được tổ chức theo hình thức trực tuyến từ ngày 16 đến ngày 17/3. Việc chuẩn bị đang được tiến hành để Thái Lan đăng cai tổ chức Hội nghị Các quan chức cấp cao APEC lần thứ hai và các Bộ trưởng phụ trách thương mại APEC tại Bangkok vào tháng 5 tới đây.
APEC đã vạch ra các tầm nhìn và mục tiêu, đi từ các Mục tiêu Bogor tập trung vào việc tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, tiến tới thúc đẩy Chương trình nghị sự của Khu vực Thương mại tự do châu Á Thái Bình Dương (FTAAP), Tầm nhìn Putrajaya 2040 và Kế hoạch Hành động Aotearoa. Trong suốt hành trình này, APEC đã phát triển từ một diễn đàn tập trung vào thương mại và đầu tư, bao gồm các biện pháp thích ứng đối với các vấn đề mới nảy sinh nhằm mang lại tính bao trùm và bền vững. Các vấn đề nóng, như biến đổi khí hậu và số hóa, đã trở thành một phần của diễn đàn APEC trong thời đại hiện nay.
Với tư cách là nền kinh tế chủ nhà của APEC năm 2022, Thái Lan đang tăng cường đối thoại và cụ thể hóa các nội dung nêu trên nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Trên thực tế, Thái Lan đã và sẽ tận dụng chính sách ngoại giao kinh tế của mình để giải quyết tình trạng phân mảnh kinh tế và trao quyền cho tất cả các bên liên quan để tích cực thúc đẩy sự phục hồi kinh tế của khu vực.
Theo chủ đề năm 2022 là “Mở. Kết nối. Cân bằng" Thái Lan sẽ nêu bật câu chuyện về nền kinh tế xanh - tuần hoàn sinh học để thúc đẩy các vấn đề như tạo ra giá trị từ các nguồn tài nguyên tái tạo, thiết kế lại nền kinh tế để chất thải từ ngành này trở thành nguyên liệu cho ngành khác, đồng thời làm cho cách sống và doanh nghiệp trở nên tốt hơn, lành mạnh về môi trường và kinh tế. Nền tảng quan trọng trong tất cả những điều này để thúc đẩy sự bền vững, theo cách đảm bảo khả năng chống chịu của các nền kinh tế đối với những cú sốc hiện tại và tương lai.