| Doanh nghiệp Việt “gồng mình” đưa hàng vào siêu thị - Bài 3: Thành quả trên con đường nhiều chông gai | | Doanh nghiệp Việt “gồng mình” đưa hàng vào siêu thị - Bài 2: Khó khăn bủa vây | | Doanh nghiệp Việt “gồng mình” đưa hàng vào siêu thị - Bài 1: Hàng Việt lép vế trên kệ siêu thị |
Ông đánh giá như thế nào về thực trạng của hàng Việt tại các siêu thị,ệpViệtgồngmìnhđưahàngvàosiêuthịđa bóng hôm nay nhất là từ câu chuyện của Big C với các nhà cung cấp hàng may mặc vừa qua? Việc siêu thị, nhất là các siêu thị ngoại chèn ép, gây khó dễ với hàng Việt đã được giới nghiên cứu cảnh báo từ lâu. Bởi các siêu thị nước ngoài luôn muốn bán hàng của DN nước họ. Thái Lan là điển hình nhất bởi trình độ sản xuất ngang nhau nên sản phẩm trùng nhau rất nhiều, DN Việt phải chịu “lép vế”. Trong khi các nước khác như Hàn Quốc, Nhật Bản hay châu Âu cũng vậy nhưng họ có mức độ, biết điều tiết. Do đó, DN đưa hàng Việt Nam vào sẽ bị các siêu thị lấy chiết khấu cao, có DN 5-10%, nhưng có DN lên tới 30%. Mức chiết khấu cao như vậy thì DN không thể kinh doanh có lãi nên sẽ khó cho việc hợp tác. Riêng vụ việc của Big C là rất đột ngột, lý do cơ cấu lại chỉ là cái cớ, bởi nếu làm ăn sòng phẳng thì đưa ra lộ trình chuyển hóa trong một thời gian nhất định để DN chuẩn bị. Đối tác làm ăn mà “bỏ bom” như vậy thì không thể gọi là thị trường nữa, mà là hành động cản trở lưu thông hàng hóa, trái với cạnh tranh thông thường. Nguyên nhân sâu xa của những khó khăn mà DN Việt đang gặp phải là gì, thưa ông? Việt Nam đang rất tích cực mở cửa thị trường, mở cửa để các DN nước ngoài vào đầu tư, kinh doanh. Nhưng sự chuẩn bị của Nhà nước và DN đều chưa thực sự đủ để bảo hộ, bảo vệ hàng hóa nội địa. Nhiều địa phương, cơ quan quản lý tại Việt Nam bị sự “hào nhoáng” về đầu tư nước ngoài, tăng trưởng xuất khẩu… nên bỏ quên bảo vệ thị trường trong nước, chưa làm đến đầu đến đuôi, chưa đầy đủ, còn rất nhiều sơ hở, chính sách thì khiếm khuyết, tạo nhiều lỗ hổng. Đặc biệt, với chính sách phân cấp xuống địa phương, nên địa phương nhiều khi không quan tâm đến chính sách bảo vệ hàng hóa Việt Nam mà chỉ quan tâm đến lợi ích thu được cho địa phương, thậm chí là lợi ích cá nhân của người cấp phép, nên cấp phép vô tội vạ, mở cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại tràn lan. Điều đáng nói là không ít người đứng đầu, chịu trách nhiệm cấp phép không hiểu được tác động sâu xa, lâu dài của việc để nước ngoài chiếm lĩnh thị trường bán lẻ, bởi đây không phải tác động tức thì mà cần nhiều thời gian. Theo nguyên tắc kinh tế, các DN chiếm lĩnh thị trường sẽ từ đó khống chế tiêu thụ hàng hóa, rồi tiếp tục trở lại khống chế sản xuất. Hơn nữa, hiện luật của Việt Nam chưa có chế tài về hành động cản trở hàng Việt Nam vào bán siêu thị. DN vi phạm cạnh tranh phải xử phạt thật nặng để làm gương. Nhưng thực tế là các cơ quan quản lý không kiểm soát ngay từ đầu, để đến khi xảy ra chuyện mới đi tìm cách “chữa cháy” bằng cách đàm phán như vụ việc vừa qua. Cũng phải thẳng thắn nhìn nhận về năng lực còn hạn chế của các DN Việt Nam, ông có nhận định như thế nào về vấn đề này? Tất nhiên, phía DN Việt Nam cũng còn rất nhiều hạn chế. Chúng ta luôn nói DN tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở cửa hội nhập, công nghệ cao… nhưng nhiều DN, nhất là đội ngũ DN nhỏ và vừa vẫn giữ thói quen làm ăn kiểu cũ, có hàng thì bán, không biết thị trường cần gì, không biết nắm bắt thị trường, không biết xu hướng chất liệu như thế nào, giá cả ra sao để phù hợp, chưa chú ý xây dựng thương hiệu... Thậm chí, vì chạy theo lợi ích trước mắt, DN còn làm giả, làm dối, gian lận thương mại, gian lận xuất xứ, gây mất lòng tin với đối tác và người tiêu dùng. Nguyên nhân của tình trạng này là do ý thức của DN chưa cao, chưa vì mục tiêu lợi ích lâu dài. Hơn nữa, các cơ quan nhà nước cũng buông lỏng quản lý, chính sách hỗ trợ DN sản xuất, chế biến chưa phù hợp, chưa hiệu quả. Do đó, sự phát triển của DN rất manh mún, không tập trung và chưa đi theo được những chuỗi cung ứng từ nguyên phụ liệu cho tới đầu ra. Vì thế, việc bị chèn ép, kém cạnh tranh hơn với sản phẩm ngoại nhập là điều khó tránh khỏi. Theo ông, đâu là giải pháp để cải thiện những vấn đề còn hạn chế nêu trên? Theo tôi, về quản lý nhà nước cần chấn chỉnh luật lệ, chính sách. Pháp luật sơ hở ở đâu thì phải tìm phương án bổ sung, phải quy định các điều luật cụ thể. Luật là để chi phối hành động con người, phải nói thẳng hoạt động này là đúng, hoạt động này là sai. Luật phải đi từ hoạt động cụ thể trong kinh tế. Tuy nhiên, có luật rồi thì phải ban hành ngay các nghị định, thông tư hướng dẫn, để các quy định đi thẳng vào đời sống hiệu quả. Hơn nữa, Nhà nước cũng cần nhanh chóng chấn chỉnh công tác quản lý và đội ngũ quản lý. Về phía DN, các DN cần phải hiểu kinh doanh một mặt là tìm kiếm lợi nhuận, nhưng cũng là để phát triển kinh tế của gia đình, góp phần vào phát triển kinh tế quốc gia bền vững, lâu dài. Vì thế, các DN phải cải tiến công nghệ, tìm hiểu thị hiếu thị trường để đưa ra những sản phẩm phù hợp với người Việt Nam. DN có được thương hiệu mạnh thì các siêu thị mới chú ý đến, không thể gạt bỏ và đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại nhập trên các quầy hàng. Đặc biệt, khi hợp tác, kết nối với siêu thị, DN phải chú ý đến những điều khoản của hợp đồng. Tâm lý của không ít người Việt là dễ thỏa mãn, thấy bán được hàng thì không còn để ý đến các vấn đề khác nữa; nên rất dễ tạo sơ hở cho siêu thị tìm cớ chèn ép. Vì thế, DN phải có sự hiểu biết nhất định về luật pháp, nếu không có thể thuê luật sư, tư vấn để có được bản thỏa thuận chặt chẽ, có lợi cho cả đôi bên. Cũng về vấn đề này, các cơ quan Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ, hướng dẫn, tập huấn cho DN về các vấn đề liên quan đến sản xuất, kinh doanh, giao kết với đối tác… Xin cảm ơn ông! Năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Thúc đẩy DN Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài giai đoạn đến năm 2020. Đề án nhằm hỗ trợ đào tạo, tập huấn, hướng dẫn và đồng hành cùng các DN, các nhà sản xuất trong nước qua các chương trình phát triển sản phẩm đạt tiêu chuẩn, đủ chất lượng để tham gia vào mạng lưới phân phối nước ngoài ở cả trong nước và nước ngoài. Đồng thời, định hướng các DN phân phối FDI phát triển và cạnh tranh đúng đắn, lành mạnh tại thị trường Việt Nam, gắn kết chặt chẽ với nguồn nhân lực và hàng hóa trong nước. Thực hiện theo đề án trên, những năm qua, Bộ Công Thương đã có nhiều giải pháp như tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối nhà cung ứng, bảo vệ hàng Việt… |
|