当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【keo. nha cai】Thanh Tùng cần “lực đẩy” từ nguồn vốn

Báo Cà Mau(CMO) Ðời sống một bộ phận người dân còn khó khăn, lộ giao thông hư hỏng do triều cường, xã Thanh Tùng, huyện Ðầm Dơi còn nhiều lực cản trong tiến trình xây dựng NTM.

12/19 tiêu chí NTM là con số mà xã Thanh Tùng đã đạt đến thời điểm này. Trong số các tiêu chí chưa đạt bao gồm thu nhập, điện, cơ sở vật chất văn hoá, giao thông, hộ nghèo và trường học, mỗi tiêu chí có khó khăn riêng nhưng đều có điểm chung là cần một “lực đẩy” từ nguồn vốn.

Khó huy động nguồn vốn

Ðây cũng là điều dễ hiểu khi Thanh Tùng hiện vẫn mang tên gọi “xã 135”. Dù đã 15 năm chia tách, hình thành, nhưng điều kiện địa lý, sông ngòi chằng chịt, xuất phát điểm thấp, khiến việc xây dựng giao thông nông thôn của xã cũng trở nên nhọc nhằn.

Hiện cơ bản lộ GTNT phủ kín các tuyến đường, nhưng mặt lộ chưa đạt, đa số lộ 1,5 m, xây dựng đã lâu, chỉ có một số trục lộ chính liên huyện mặt lộ 3,5 m. Phó chủ tịch UBND xã Thanh Tùng Lê Thế Anh trần tình: “Việc xây dựng hệ thống giao thông đạt chuẩn NTM rất khó. Bởi hầu hết các tuyến lộ đều cần nguồn vốn Nhà nước và Nhân dân cùng làm. Ðể đáp ứng đủ chuẩn mặt lộ từ 2,5 m trở lên, thì nguồn vốn huy động rất lớn, xã rất khó triển khai”.

Lý giải cho việc khó triển khai, ông Lê Thế Anh dẫn chứng: “Thu nhập bình quân đầu người của hộ dân nơi đây chỉ 42 triệu đồng/năm. Nhìn chung, đời sống bà con còn nhiều khó khăn, hộ đồng bào dân tộc Khmer đông. Hơn nữa, việc sản xuất trong dân chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, giá tôm nguyên liệu giảm sâu. Trong khi, người dân chủ yếu sinh sống bằng nghề nuôi thuỷ sản. Ðây là nguyên nhân khiến việc huy động nội lực của xã gặp nhiều khó khăn”.

Là hộ dân tộc Khmer ấp Tân Ðiền B, xã Thanh Tùng, ông Nguyễn Văn Hoá dù chịu khó làm ăn, luân canh trồng màu, không để đất đai bỏ trống nhưng cuộc sống chỉ tạm ổn định. Ông Hoá bộc bạch: “Ở đây, đời sống bà con nhìn chung khó khăn, dân bỏ đi làm ăn xa nhiều. Tôi phải chịu khó canh tác, mỗi năm 2 vụ bắp, 2 vụ dưa, lấy công làm lời, mới có đồng ra đồng vô cho 4 đứa con ăn học, khỏi đi làm ăn xa. Ðể thoát nghèo, mỗi người phải cố gắng, không trông chờ”.

Cần trợ lực cho địa phương

Mỗi mùa mưa về, Thanh Tùng lại trăn trở nỗi niềm sạt lở, thiên tai, triều cường, ảnh hưởng lớn đến sản xuất. Thanh Tùng sạt lở ven sông rất lớn, tới mùa nước lên tràn đê. Cứ vào mùa này, người dân không dám thả con giống, đa số không canh tác. Từ đó, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập chính của bà con.

"Mừng là năm nay được đầu tư bờ kè chợ Thanh Tùng, sạt lở được khắc phục, tiểu thương ở đây cũng an tâm hơn. Bằng không năm nào tới mùa thuỷ triều dâng cao, hay mùa mưa xuống thì Thanh Tùng cứ đau đáu nỗi lo sạt lở, hộ kinh doanh không an tâm buôn bán, không biết ngày nào mình “lọt” xuống sông”, ông Thế Anh bộc bạch.

Chính sạt lở, triều cường khiến cho những con lộ đã xây dựng của xã nhanh chóng xuống cấp. Theo địa phương, do xây dựng trước đó, cao độ so thuỷ triều bây giờ thấp nên đa số các tuyến đường bị ngập, xuống cấp rất nhiều. Hàng năm dù được phân khai vốn duy tu, sửa chữa khoảng 100 triệu đồng nhưng so với nhu cầu gia cố lộ hư hỏng thì chưa thể đáp ứng.

Nhiều tuyến lộ xây dựng đã lâu, cao độ thấp, khi triều cường gây ngập và xuống cấp.

Là cựu chiến binh ấp Tân Ðiền B, ông Lâm Văn Quyền, một trong những người thường xuyên vận động người dân, nhất là trong chi hội sửa chữa, khắc phục những đoạn lộ hư hỏng do triều cường. Ông Quyền cho hay: “Những tuyến lộ ở đây đa phần xây dựng khá lâu, mực nước triều cường mỗi năm mỗi dâng cao, gây ngập các đoạn lộ. Dù đã lớn tuổi nhưng tôi cũng cố gắng vận động các thành viên trong hội cựu chiến binh sửa đường, đảm bảo đi lại cho bà con, nhất là các  cháu học sinh”.

Ðường đi lại khó khăn, điện cũng theo đó chưa được đầu tư tới. Hiện toàn xã chỉ mới có 93% hộ sử dụng điện an toàn. Diện chia hơi còn đến 172 hộ, đa phần hộ chia hơi sống ở những khu vực hẻo lánh, kéo đường dây dài gây mất an toàn. Theo địa phương, tiêu chí này phụ thuộc nhiều vào các sở, ngành tỉnh, xã không thể triển khai được.

Còn tiêu chí trường học và cơ sở vật chất văn hoá đều cần nguồn vốn lớn, vượt khả năng của một xã vốn quá nhiều khó khăn. 4 trường trên địa bàn xã chỉ mới có 1 trường đạt chuẩn, chiếm  25%, còn quá xa với con số 75% trường đạt chuẩn theo quy định. Tương tự, để xây dựng một trung tâm văn hoá đàng hoàng, chỉnh chu theo quy định đối với xã 135 như Thanh Tùng cũng không phải là chuyện đơn giản. Và việc xã hội hoá với tiêu chí này càng khó khăn hơn.

Ông Lê Thế Anh cho biết: “Với những khó khăn trước mắt, địa phương chỉ mong muốn được hỗ trợ thêm nguồn lực để địa phương từng bước khắc phục khó khăn, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, đảm bảo đi lại, đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế của người dân. Có như vậy, mới mong xã về đích đúng lộ trình vào năm 2025”./.

 

Hồng Nhung

 

分享到: