88Point88Point

【kết quả viborg】Nhà đầu tư Singapore giữ lời ‘hẹn ước’

Dự ánTheàđầutưSingaporegiữlờihẹnướkết quả viborg Vista của CapitaLand tại quận 2, TP.HCM. Ảnh: Lê Toàn

Cú soán ngôi ngoạn mục

Đã từ lâu, vị trí quán quân trong danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tưlớn vào Việt Nam luôn là Hàn Quốc hay Nhật Bản. Nhưng năm nay, Singapore đã bất ngờ vượt lên và có một cú “soán ngôi ngoạn mục”.

Sau 7 tháng, Singapore đang là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam, với trên 6,4 tỷ USD. Trong đó, khoản đầu tư mới là 4,57 tỷ USD, tăng thêm là trên 527 triệu USD, còn đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần là 1,3 tỷ USD. Năm ngoái, các doanh nghiệpSingapore chỉ đầu tư vào Việt Nam 4,5 tỷ USD, đứng thứ 3.

Trên thực tế, Singapore chính thức soán ngôi ngay từ hồi tháng 2/2020, sau khi Dự án Điện khí Bạc Liêu, vốn đầu tư 4 tỷ USD, được cấp chứng nhận đầu tư. Vào thời điểm đó, Covid-19 đã bắt đầu xuất hiện và trong khi một số nhà đầu tư bắt đầu trì hoãn việc ra các quyết định đầu tư, thì chủ đầu tư của Điện khí Bạc Liêu vẫn quyết tâm theo đuổi dự án này.

Không những thế, kể cả sau này, khi đại dịch Covid-19 đã lan rộng, các cuộc làm việc online với các cơ quan chức năng Việt Nam vẫn tiếp tục được Delta Offshore Energy Pte. Ltd thực hiện. Mục tiêu của chủ đầu tư là đàm phán và ký kết hợp đồng mua bán điện trước tháng 10/2020.

Theo kế hoạch, Dự án sẽ hoàn thành việc chuẩn bị đầu tư vào cuối năm nay, để có thể sớm khởi công xây dựng và đưa giai đoạn I của Nhà máy vận hành vào năm 2024.

Không chỉ có đại dự án trên, các cam kết đầu tư vào Việt Nam cũng tiếp tục được các nhà đầu tư Singapore giữ đúng lời “hẹn ước”. Điển hình trong số này là CapitaLand. Tháng 4/2020, nhà đầu tư đến từ Singapore này đã tăng vốn thêm 246 triệu USD để hoàn thiện và phát triển Dự án Công trình văn phòng Capital Place tại 29 - Liễu Giai (Hà Nội). Dự án này ban đầu thuộc Vinhomes Metropolis, một dự án của Vingroup, sau đó được tách ra và chuyển nhượng cho nhà đầu tư Singapore.

Theo kế hoạch, Capital Place sẽ được phát triển thành một dự án văn phòng hạng A tiêu chuẩn quốc tế ở Hà Nội.

Trong khi đó, mới đây, một nhà đầu tư khác của Singapore đã quyết định đầu tư 130 triệu USD để xây dựng Nhà máy Bao bì nước giải khát Crown tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Chỉ 3 dự án trên đã đủ để Singapore vượt lên các nhà đầu tư khác trong cuộc đua dốc vốn vào Việt Nam. Chưa kể, các doanh nghiệp Singapore tiếp tục thực hiện các thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A) để nhanh chân đón bắt cơ hội kinh doanh ở thị trường Việt Nam. Con số 1,3 tỷ USD mà các nhà đầu tư Singapore bỏ ra để góp vốn, mua cổ phần tại các doanh nghiệp ở Việt Nam đã cho thấy điều đó. Không chỉ đứng đầu về đầu tư mới, Singapore còn đứng đầu về khoản đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần ở Việt Nam. Họ đã nói lời, giữ lời, thực hiện đúng cam kết và rất nhanh chân đón bắt cơ hội, cho dù đại dịch Covid-19 khiến không ít nhà đầu tư “chùn chân”.

Chuẩn bị cho các cơ hội mới

Hai tuần trước, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã có chuyến công tác tại Nghệ An. Ông đã ghé thăm VSIP Nghệ An, với mong muốn tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thu hút đầu tư vào Việt Nam.

Báo cáo với Bộ trưởng, lãnh đạo của VSIP Nghệ An cho biết, đang có một làn sóng đầu tư dịch chuyển vào Việt Nam, thậm chí là vào khu vực miền Trung. “Xu hướng dịch chuyển là khá rõ, các nhà đầu tư đang muốn đa dạng chuỗi cung ứng của mình. Rất nhiều nhà đầu tư đã mong muốn thuê 10-30 ha đất của chúng tôi để phát triển dự án”, vị này nói.