游客发表
发帖时间:2025-01-10 20:02:40
Có một sự tréo ngoe là dường như con người càng sống đủ đầy,ĩvềtragraveolưuldquobikịchhoacuteardquotronggiớitrẻhiệtrực tiếp bóng đá soi lạc càng có xu hướng tự xét nét cuộc sống của mình nhiều hơn. Nói cách khác, khi nỗi lo về cuộc sống thường ngày với cơm ăn áo mặc giảm đi, người ta lại có nhiều thời gian hơn để ngẫm nghĩ về cuộc sống cũng như so sánh với người khác về những gì mình đã hoặc chưa có. Nhưng thay vì so sánh về năng lực, vốn kiến thức hay đơn giản là thu nhập chính đáng để có động lực mà phấn đấu, thì rất nhiều người trẻ lại tự dằn vặt, bi ai về hiện thực và vẽ nên một tấn bi kịch đầy nước mắt cho mình, nhất là giới trẻ ở độ tuổi 13 đến 19 - tuổi teen.
Cuộc sống hiện đại luôn bận rộn nên nhiều bậc cha mẹ chỉ lo kiếm tiền, bận bịu với cuộc sống của riêng mình mà xem nhẹ việc gần gũi, dạy dỗ con cái. Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần bảo đảm một cuộc sống vật chất đủ đầy cho con là đã hoàn thành trách nhiệm làm cha mẹ. Nhưng họ đã nhầm. Nhu cầu vật chất càng được đáp ứng dư dả, đứa trẻ càng khao khát những bữa cơm tề tựu đông đủ các thành viên trong gia đình, những đêm giao thừa quây quần và những dịp du lịch của riêng gia đình hơn là những xấp tiền dày cộp, lạnh lẽo kèm tờ giấy nhắn ăn cơm đủ bữa. Thiếu vắng tình thương, sự quan tâm, những đứa trẻ đang lớn thường tìm đến sự an ủi trên internet, bạn bè trên mạng xã hội hoặc những món giải trí tinh thần như truyện tình cảm hoặc những bộ phim lãng mạn. Thế nhưng, thế giới tuyệt vời được vẽ ra trong những sản phẩm tưởng tượng ấy càng khiến những tâm hồn đang trong thời kỳ chuyển mình từ thế giới trẻ con sang người lớn thấy lạc lõng và cô độc. Và khi bắt gặp một nhân vật bất hạnh trong tác phẩm nào đó, chúng đồng cảm và thấy giống hoàn cảnh của mình. Chúng sẽ thấy mình thật sự đáng thương và càng thu mình trong thế giới u ám đó. Lối suy nghĩ này thường dẫn đến những kết cục không hay như sinh bệnh tự kỷ, ảnh hưởng đến tính cách, nhân cách và tương lai sau này.
Một ví dụ điển hình cho sự tổn thương tinh thần ở trẻ em là hoàn cảnh của My “sói” - cô bé 14 tuổi từng cùng băng nhóm của mình đi “cứu net” các cô gái trẻ và lừa, ép họ đi bán dâm để lấy tiền tiêu xài. Trước khi bị bắt, My “sói” thường hay lang thang trên blog và viết về những cảm xúc vụn vỡ trước cuộc sống không hạnh phúc của mình: “Giá như chúng mày biết được, nước mắt rơi vì những điều không đáng... mặn chát thế nào!”. Gia đình tan vỡ, bố mẹ chỉ quan tâm đến cuộc sống riêng của mình là nguyên nhân chính đẩy nữ quái 14 tuổi này đến bước đường sa ngã, khi em nhận ra mình chẳng còn chỗ dựa, chẳng được ai cần và mất đi mục đích sống. Nhưng nếu em không quá bi lụy trước cuộc sống, không tự đánh mất mình trong những cuộc đàn đúm ăn chơi thì những hệ lụy đau lòng đã không xảy ra với em cũng như những nạn nhân của em.
My “sói” chỉ là một điển hình về thói tự bi kịch hóa cuộc đời mình ở giới trẻ. Vẫn còn nhiều em gái, em trai, tuy không chai sạn và quá u ám về cuộc sống như My “sói”, nhưng luôn ôm những “nỗi đau” tưởng tượng trong tim và ai oán rằng không ai hiểu mình. Các em luôn “trú ẩn” trong thế giới của riêng mình và dễ cảm kích trước một cử chỉ quan tâm nhỏ nhặt từ những người hoàn toàn xa lạ.
Có một câu ngạn ngữ tiếng Anh thế này: “Không phải tại anh nếu anh sinh ra nghèo khổ, nhưng sẽ hoàn toàn là lỗi của anh nếu anh chết đi cũng nghèo khổ”. Không ai có thể lựa chọn bố mẹ cho mình, nhưng ta hoàn toàn có thể sống cuộc đời của riêng mình. Thế nên kể từ khi biết tự nhận thức về thế giới, mọi vui buồn sướng khổ đều do bản thân ta chuốc lấy, không thể đổ lỗi cho ai được!
Thảo Nguyên
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接