Vào thời điểm này những năm truớc,ảiquancáctỉnhTâyNguyênNỗlựcthungânsáchtrongkhókhăcác trận giao hữu hôm nay Chi cục Hải quan cửa khẩu Lệ Thanh - Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum đã nhộn nhịp những chuyến hàng nông sản làm thủ tục nhập khẩu. Nhưng tình hình năm nay lại hoàn toàn trái ngược, đã vào cuối tháng 11, nhưng cả chi cục chỉ lác đác vài chiếc xe chở đậu phộng, đậu nành của một vài nông dân bên Campuchia sang bán. Chi cục truởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Lệ Thanh Lê Phong Cầm cho biết, vụ mùa năm nay, hầu hết các loại nông sản đều bị mất mùa.
Thêm vào đó, diện tích đất trồng cao su mở rộng khiến cho cây nông sản ngày càng bị thu hẹp dần, trong khi cây cao su chưa đến kỳ thu hoạch. Ngoài ra, mặt hàng gỗ cũng đến thời kỳ cạn kiệt, chính sách của nước bạn cũng hạn chế việc xuất khẩu gỗ. Sự sụt giảm đồng loạt của các mặt hàng chủ lực đã tác động mạnh khiến cho kim ngạch xuất nhập khẩu tại đơn vị từ đầu năm đến nay đã giảm trên 12% so với cùng kỳ năm 2012.
Tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Bờ Y - Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum, tình hình xuất nhập khẩu có phần khả quan hơn, song kim ngạch cũng chỉ tăng trên 3%. Do đó, tính chung toàn Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum làm thủ tục cho hàng hóa XNK với kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến ngày 15-11 chỉ đạt 245,7 triệu USD, giảm gần 10% so với cùng kỳ năm truớc.
Tính đến ngày 15-11, tổng số thuế thu nộp Ngân sách Nhà nuớc tại đơn vị đã đạt 125 tỷ đồng, tăng trên 20% so với cùng kỳ năm truớc. Tuy nhiên, so với chỉ tiêu được giao, kết quả này cũng mới chỉ tương ứng tỷ lệ 83%.
Tại Cục Hải quan Đắk Lắk, trong năm 2013, kim ngạch xuất nhập khẩu cũng có chiều huớng giảm mạnh tới 15% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu do tác động từ suy giảm kinh tế thế giới, việc phục hồi kinh tế trong cả nước còn chậm, dẫn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa của các DN trên địa bàn gặp nhiều khó khăn.
Cùng với đó, kim ngạch cà phê xuất khẩu giảm mạnh khoảng 23% do sụt giảm sản lượng và việc cạnh tranh mua bán không lành mạnh, trốn thuế GTGT của các DN ở các tỉnh khác, dẫn đến các DN trên địa bàn quản lý gặp khó khăn trong việc thu mua sản phẩm để sản xuất, xuất khẩu; hoạt động đầu tư của các dự án mới, việc mở rộng quy mô sản xuất của các DN cũng giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2012.
Nhận thức được những khó khăn như trên, để hoàn thành nhiệm vụ thu thuế được giao, Cục Hải quan Đắk Lắk đã triển khai nhiều giải pháp như chỉ đạo các Chi cục chủ động bám sát tình hình hoạt động thương mại, đầu tư trên địa bàn để chủ động triển khai nhiệm vụ thu thuế ngay từ đầu năm; tiếp tục tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, đầu tư, khai thác tốt nguồn thu trên địa bàn.
Cùng với đó, các Chi cục cũng theo dõi, đôn đốc doanh nghiệp nộp thuế đến hạn, đảm bảo thu đúng, thu đủ và nộp kịp thời vào ngân sách, không để thất thu, nợ đọng. Với những nỗ lực đó, tính đến ngày 15-11, đơn vị đã thu nộp ngân sách trên 230 tỷ đồng, song con số này cũng mới chỉ đạt gần 77% chỉ tiêu tối thiểu phải đạt do Bộ Tài chính giao (300 tỷ đồng).
Theo đánh giá của các đơn vị Hải quan, nguyên nhân chính dẫn đến việc thu Ngân sách Nhà nước chưa đạt được kết quả cao là do hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để phục vụ sản xuất của DN đã giảm đáng kể do khó khăn của thị trường tiêu thụ hàng hóa trong nước và thế giới; kim ngạch xuất nhập khẩu chịu thuế đạt tỷ lệ thấp trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.
Cùng với đó, chính sách ưu đãi đặc biệt giữa Việt Nam và Campuchia, các quy định tại Hiệp định thương mại ASEAN và một số nước đã khiến cho mức thuế nhiều mặt hàng sụt giảm mạnh, thậm chí nhiều mặt hàng được huởng ưu đãi thuế suất nhập khẩu bằng 0%...
Đặc biệt, tại Cục Hải quan Đắk Lắk, mặt hàng tinh quặng nhôm của dự án Tổ hợp Bauxit nhôm Lâm Đồng có mức thuế suất thuế xuất khẩu dự kiến là 20%. Tuy nhiên, dự án này đang được hưởng ưu đãi với thuế suất thuế xuất khẩu là 0%, đã làm số thu tại đơn vị giảm khoảng 250 tỷ đồng theo dự toán giao.
Nguyễn Hiền