Đây là tuần tăng điểm đầu tiên sau 4 tuần giảm liên tục và là tuần tăng sau khi VN-Index đạt điểm thấp nhất 861,ứngkhoántuầnVốnngoạitrởlạnhận định bóng đá la liga85 điểm, dưới cả mức đáy 880 điểm của năm 2018. Diễn biến này mở ra cơ hội thị trường đã đạt điểm đáy của nhịp điều chỉnh kéo dài tới 9 tháng vừa qua.
Tuy nhiên do thị trường vừa tạo đáy mới nên triển vọng kết thúc điều chỉnh vẫn chưa thật sự rõ ràng. Có quá nhiều yếu tố khiến tâm lý kém ổn định, mà chủ yếu vẫn là những bất ổn bên ngoài như kết quả đàm phán thương mại Mỹ - Trung không rõ ràng, cũng như việc chính phủ Mỹ tiếp tục đóng cửa. Do đó điểm nổi bật của tuần tăng này chính là thanh khoản lại rơi xuống mức thấp kỷ lục.
Thật vậy, tổng giá trị giao dịch khớp lệnh cả tuần qua chỉ ở con số 11.078 tỷ đồng cho 5 phiên, tức là mỗi phiên trung bình chỉ hơn 2.200 tỷ đồng. Thậm chí cả giao dịch thỏa thuận cũng rất kém, nên tổng giá trị chỉ đạt chưa tới 3.300 tỷ đồng/phiên. Tâm lý nghi ngờ càng cao, thanh khoản càng xuống thấp vì nhà đầu tư không biết liệu nhịp tăng này là cái bẫy phục hồi kỹ thuật ngắn, hay thật sự bước vào một sóng tăng mới.
Điểm thú vị là tâm lý nghi ngờ này dường như chủ yếu xuất phát từ khối nhà đầu tư trong nước. Quy mô giao dịch của nhóm nhà đầu tư này giảm rất mạnh, trung bình mỗi ngày chỉ có 1.798 tỷ đồng, trong khi nhà đầu tư nước ngoài liên tục gia tăng mua vào trực tiếp qua khớp lệnh. Tỷ trọng vốn giải ngân hàng ngày của khối ngoại trong tuần đã tăng từ 11% ở ngày đầu tuần tới 14% ở phiên cuối tuần.
Mức gia tăng tỷ trọng vốn mua của nhà đầu tư nước ngoài là điểm sáng nhất trong bối cảnh thanh khoản ở mức thấp kỷ lục. Khối này cũng có tuần mua ròng khoảng 104 tỷ đồng qua khớp lệnh và gần 197 tỷ đồng bao gồm cả thỏa thuận. Chỉ trong 2 tuần đầu tiên của năm 2019, vốn ngoại đã mua ròng tổng hợp ở HSX và HNX là 365 tỷ đồng.
Khác biệt lớn nhất giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước là khả năng trường vốn. Với quy mô vốn lớn nên khối ngoại thường chấp nhận mua dần theo chiều giá xuống và mua qua đáy, trong khi nhà đầu tư trong nước ưa thích bắt điểm đáy và mua theo chiều giá tăng. Kể từ khi kết thúc tuần giao dịch tái cơ cấu ETF, tức là từ tuần cuối tháng 12/2018 đến nay, tỷ trọng mua vào của nhà đầu tư nước ngoài luôn giữ trên 10% tổng giá trị khớp lệnh của hai sàn. Nói đơn giản, khối ngoại đã quay lại giải ngân mạnh rõ rệt từ khi VN-Index chạm đáy 880 điểm lần thứ 3 cuối 2018 và mua xuống tận vùng 860 điểm cho tới khi quay lên 890 điểm trong tuần qua.
Trong suốt 3 tuần đầy xáo trộn nói trên, nhà đầu tư trong nước rút dần khỏi thị trường và giá trị giao dịch chung lẫn giá trị giao dịch của riêng nhà đầu tư trong nước giảm liên tục. Nhà đầu tư nước ngoài lại hành động ngược lại, họ bán ròng liên tục trong các tuần của tháng 11 và tháng 12, thậm chí còn không có một đợt giải ngân mạnh nào tại thời điểm chốt NAV như nhiều nhà đầu tư trong nước mong đợi.
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần | |||||||
Mã CK | Giá đóng cửa ngày 11/1 | Giá đóng cửa ngày 4/1 | Mức giảm (%) | Mã CK | Giá đóng cửa ngày 11/1 | Giá đóng cửa ngày 4/1 | Mức tăng (%) |
SVT | 5.97 | 7.4 | -19.32 | PNC | 22.5 | 18 | 25 |
DAT | 9.1 | 11.05 | -17.65 | TGG | 3.14 | 2.54 | 23.62 |
TIE | 6.5 | 7.58 | -14.25 | IDI | 7.7 | 6.27 | 22.81 |
DTA | 6.2 | 7.16 | -13.41 | ATG | 1.58 | 1.3 | 21.54 |
TS4 | 6.06 | 6.95 | -12.81 | TNC | 13.3 | 11 | 20.91 |
C47 | 16.9 | 19.3 | -12.44 | ASM | 8.2 | 6.8 | 20.59 |
VCI | 38.6 | 42.9 | -10.02 | SRC | 17.5 | 14.6 | 19.86 |
PPI | 0.76 | 0.84 | -9.52 | APC | 35 | 29.4 | 19.05 |
IMP | 53.1 | 58 | -8.45 | HOT | 25.7 | 22.5 | 14.22 |
MCG | 2.57 | 2.8 | -8.21 | QCG | 4.79 | 4.2 | 14.05 |
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần | |||||||
Mã CK | Giá đóng cửa ngày 11/1 | Giá đóng cửa ngày 4/1 | Mức giảm (%) | Mã CK | Giá đóng cửa ngày 11/1 | Giá đóng cửa ngày 4/1 | Mức tăng (%) |
KSK | 0.2 | 0.3 | -33.33 | DPC | 38.9 | 29.7 | 30.98 |
KTT | 3 | 4 | -25 | VIT | 13.3 | 10.5 | 26.67 |
OCH | 5.1 | 6.7 | -23.88 | PVV | 0.5 | 0.4 | 25 |
VE1 | 7.3 | 8.8 | -17.05 | PPP | 9.6 | 8 | 20 |
VLA | 10.4 | 12 | -13.33 | CAN | 27 | 22.6 | 19.47 |
PHP | 10.7 | 12.2 | -12.3 | NSH | 3.3 | 2.8 | 17.86 |
DNY | 3.2 | 3.6 | -11.11 | CTP | 4 | 3.5 | 14.29 |
TMX | 8.2 | 9.2 | -10.87 | MBG | 4.3 | 3.8 | 13.16 |
HTP | 4.5 | 5 | -10 | BTW | 14.8 | 13.1 | 12.98 |
SSM | 6.3 | 7 | -10 | CMI | 1 | 0.9 | 11.11 |
Nếu nhìn vào lịch sử thì 3 tháng đầu năm luôn là thời điểm dòng vốn ngoại giải ngân đều đặn nhất, ít nhất là từ năm 2014 và chỉ có năm 2016 là hơi khác một chút. Từ góc độ quản lý danh mục, thời điểm quan trọng nhất để báo cáo lợi nhuận là cuối tháng 12. Nếu khối ngoại đã bán ròng trong thời gian này tức là chấp nhận một kết quả kém tích cực cho năm đầu tư 2018. Lượng tiền mặt sẽ lại chịu áp lực giải ngân trở lại ở các tháng đầu năm.
Vì vậy nếu lịch sử lặp lại thì những tuần tới khối ngoại sẽ tiếp tục mua vào tốt. Ngoài yếu tố mùa vụ, mức độ giải ngân có lẽ còn chịu ảnh hưởng từ việc thị trường chứng khoán Mỹ đang được đánh giá tích cực hơn và có thể cũng đã tạo đáy và kết thúc điều chỉnh. Tiến trình đám phán thương mại được kỳ vọng tìm ra giải pháp hạ nhiệt căng thẳng. Thị trường nói chung chưa xuất hiện thông tin hỗ trợ cụ thể đủ mạnh, nhưng kỳ vọng tích cực đang xuất hiện.
Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua | |||
Ngày | Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng) | Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng) | Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng) |
2.1.2018 | 2,162.8 | 330.8 | 195.0 |
3.1.2018 | 2,978.1 | 309.0 | 210.1 |
4.1.2018 | 2,464.6 | 258.2 | 339.2 |
7.1.2019 | 2,033.2 | 229.2 | 273.1 |
8.1.2019 | 1,940.5 | 229.5 | 349.1 |
9.1.2019 | 2,500.8 | 344.8 | 324.5 |
10.1.2019 | 2,150.3 | 262.2 | 188.2 |
11.1.2019 | 2,453.0 | 342.9 | 169.7 |
Trọng Nghĩa