发布时间:2025-01-10 11:01:25 来源:88Point 作者:Thể thao
Cân nhắc kỹ việc tăng biên chế của Kiểm toán Nhà nước
Chiều 12/8,ácđơnvịsửdụngngânsáchcầnđượckiểmtoánhàngnăkết quả bóng đá séc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã cho ý kiến về Chiến lược phát triển Kiểm toán nhà nước (KTNN) đến năm 2030 (giai đoạn 2021 - 2030).
Theo Tờ trình Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2030 (giai đoạn 2021 - 2030) do Tổng KTNN Hồ Đức Phớc trình bày, tầm nhìn của Chiến lược là: Xây dựng KTNN xứng đáng là cơ quan thực hiện kiểm toán tài chính, tài sản công có trách nhiệm, uy tín, chuyên nghiệp và hiện đại; đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó; hội nhập, phát triển ngang tầm khu vực và thế giới.
Về nguồn nhân lực giai đoạn tới, KTNN xác định "nguồn nhân lực của KTNN ổn định từ 2.600-2.700 người, trong đó mỗi KTNN chuyên ngành, KTNN khu vực khoảng 100 - 110 người". Theo trình độ, mục tiêu trong 10 năm tới là số nhân lực là tiến sỹ chiếm 5%, thạc sỹ chiếm 65 - 70%, đại học chiếm khoảng 24 - 29% và trình độ cao đẳng, trung cấp khoảng 0,5 - 1%.
Về mục tiêu này, Ủy ban Tài chính - Ngân sách (UBTCNS) đánh giá, đứng trước bối cảnh KTNN đang trong thời kỳ phát triển gắn với yêu cầu tiến tới kiểm toán quyết toán thường xuyên (1 năm/lần), gắn với mục tiêu tăng cường kiểm toán hoạt động, kiểm toán chuyên đề, kiểm toán môi trường, kiểm toán trách nhiệm kinh tế người đứng đầu, việc tăng biên chế là cần thiết trong giai đoạn 10 năm tới nhưng phải kèm theo thuyết minh rõ ràng về căn cứ và định hướng tăng biên chế, không nên đưa con số cụ thể 2600 - 2700 biên chế như dự thảo đã nêu.
Bên cạnh đó, hiện nay việc tăng biên chế chưa phù hợp với Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 18-NQ/TW. Vì vậy, đa số ý kiến trong UBTCNS đề nghị, trong Chiến lược chỉ nên đưa ra định hướng chung là "về biên chế của KTNN do UBTVQH quyết định sau khi có ý kiến của cấp có thẩm quyền đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ và xu hướng phát triển trong từng thời kỳ".
Ngoài ra, một số ý kiến trong cơ quan thẩm tra cho rằng, với biên chế như hiện nay (khoảng 2.000 người), KTNN đã và đang thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ. Giai đoạn tới, KTNN cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kiểm toán, tăng cường kiểm toán tại trụ sở KTNN nên không cần tăng biên chế so với hiện nay.
Về mục tiêu trình độ nhân lực, UBTCNS cho rằng: "Việc nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán không đồng nghĩa với việc tăng số lượng tiến sỹ, thạc sỹ, vì vậy, đề nghị cân nhắc khi đưa tỷ lệ cơ cấu này trong Chiến lược".
Đồng tình với việc cần thiết phải tăng nhân lực cho KTNN, song Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ và Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu lưu ý, phải cân nhắc kỹ trên cơ sở Đề án vị trí việc làm, nhu cầu công việc. Hơn nữa, ở giai đoạn trước, Chiến lược KTNN xác định biên chế 3.500 người, thực tế chỉ sử dụng hơn 2.000 người. Vì vậy, nên xác định mục tiêu xây dựng đội ngũ công chức KTNN đến năm 2030 không quá 2.700 người, tùy từng thời điểm sẽ trình UBTVQH và cấp có thẩm quyền quyết định cụ thể; vừa thực tế, vừa có mục tiêu giới hạn cụ thể.
Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc trình bày tại phiên họp. Ảnh: PV |
5 năm tới, có thể vẫn kiểm toán hai năm một lần
Tại chiến lược, KTNN cũng đề ra mục tiêu thực hiện kiểm toán tối thiểu 2 năm/lần đối với quyết toán NSNN các bộ, cơ quan trung ương và quyết toán ngân sách các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra cho rằng mục tiêu này là chưa phù hợp, chưa bám sát với Luật Ngân sách Nhà nước và Luật KTNN. Theo Chủ nhiệm UBTCNS Nguyễn Đức Hải, mặc dù hiện nay việc kiểm toán thường xuyên (1 năm/lần) còn khó khăn về nhân lực và tiến độ thực hiện, nhưng đây là chức năng quan trọng, riêng có của KTNN, phù hợp với thông lệ quốc tế. Hơn nữa mục tiêu này đã được đề ra trong Chiến lược phát triển KTNN giai đoạn 2010 - 2020, theo đó phấn đấu đến năm 2015 sẽ kiểm toán thường xuyên hàng năm hầu hết báo cáo quyết toán ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và báo cáo quyết toán ngân sách quận, huyện.
Vì vậy, KTNN cần phấn đấu thực hiện mục tiêu cho thời gian dài (10 năm) tiến tới kiểm toán thường xuyên (1 năm/lần) đối với báo cáo quyết toán ngân sách của bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để hoàn thiện chức năng đánh giá, xác nhận của KTNN quy định tại Điều 9 Luật KTNN với mục tiêu cuối cùng là đánh giá, xác nhận báo cáo quyết toán NSNN, cơ quan thẩm tra đề nghị.
Về vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đều đồng tình với quan điểm cố gắng kiểm toán hàng năm đối với báo cáo quyết toán ngân sách của bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. "Trước mắt, giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2026 thì có thể 2 năm một lần, sau đó thì phải 1 năm/lần. Quan trọng nhất là phương pháp thực hiện" - Phó Chủ tịch Quốc Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh.
Đánh giá chung, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2030 được thảo luận hôm nay là rất cần thiết. Từ Hiến pháp năm 2013, lần đầu tiên KTNN đã có địa vị pháp lý "đàng hoàng" trong Hiến pháp. Cơ quan này là thiết chế do Quốc hội thành lập, là công cụ để kiểm tra kiểm soát tài chính công của Nhà nước. Chủ tịch Quốc hội vui mừng nhận thấy, sau nhiều năm phát triển, cơ sở, nguồn lực, nhân lực của KTNN đã đầy đủ hơn để hoàn thành nhiệm vụ to lớn được giao.
Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết, UBTVQH nhất trí với tờ trình của KTNN song lưu ý về một số vấn đề. Về biên chế, UBTVQH đồng ý mục tiêu biên chế không quá 2.700 đến năm 2030, mỗi giai đoạn phải trình cấp có thẩm quyền quyết định cụ thể. Về bộ máy, nhất trí nâng cấp Ban Tài chính thành Vụ Tài chính ngân sách; nâng cấp Trường Đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán thành Học viện Kiểm toán nhưng phải có định hướng và đủ điều kiện theo quy định của Luật Giáo dục. Về nội dung, Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng không nên đưa vào nội dung kiểm toán trách nhiệm kinh tế của người đứng đầu.
Sau phần kết luận này, các thành viên UBTVQH đã biểu quyết về mặt nguyên tắc thông qua Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2030./.
Hoàng Yến
相关文章
随便看看