发布时间:2025-01-10 20:26:32 来源:88Point 作者:Nhận Định Bóng Đá
Chiều 9-1,đặtmụctiêuxuấtkhẩutănhận định kèo hà lan Vinatex đã tổ chức buổi họp báo trực tuyến tại 2 đầu cầu Hà Nội và TP. HCM để công bố kết quả sản xuất kinh doanh năm 2016 và kế hoạch năm 2017.
Không đơn vị nào lâm vào phá sản
Năm 2016, kinh tế thế giới vẫn còn nhiều khó khăn, các quốc gia nhập khẩu dệt may chính của Việt Nam là Mỹ, EU, Nhật Bản đều có tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa rất thấp hoặc suy giảm.
Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu năm 2016 của toàn ngành vẫn đạt 28,3 tỷ USD, tăng 5,7% so với năm 2015. Trong đó, giá trị sản xuất (theo giá thực tế) toàn Tập đoàn ước đạt 38.353 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2015; kim ngạch xuất khẩu (tính đủ) toàn Tập đoàn ước đạt 2,511 tỷ USD, tăng 5% so với năm 2015; kim ngạch nhập khẩu (tính đủ) toàn Tập đoàn ước đạt 1,135 tỷ USD, giảm 5% so với năm 2015.
Doanh thu hợp cộng toàn Tập đoàn ước đạt 41.337 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2015, lợi nhuận trước thuế hợp cộng toàn Tập đoàn (không bao gồm đơn vị phụ thuộc) ước đạt 1.430 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2015.
Theo bà Phạm Ngọc Hân, Quyền Trưởng Ban Thông tin và Truyền thông Vinatex, với 28,3 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu toàn ngành dệt may trong năm 2016 thì Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất, đạt 11,8 tỷ USD. Tiếp đến là EU với 3,7 tỷ USD; Nhật Bản với 3,1 tỷ USD; Hàn Quốc với 2,6 tỷ USD.
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam chỉ tăng trưởng 1 con số trong năm 2016 nhưng xét trong tổng thể kinh tế toàn cầu cũng như các biến động kinh tế, chính trị lớn tại các thị trường chính, đây là nỗ lực đáng ghi nhận.
Hơn nữa, nếu so sánh tương quan với các đối thủ cạnh tranh chính của dệt may Việt Nam như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Indonesia, với 5,7% tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dệt may của Việt Nam được xếp ở mức cao nhất nhóm.
Đáng chú ý, bà Hân cho biết thêm, hết năm 2016, cả Tập đoàn, các đơn vị sản xuất, không có đơn vị nào lâm vào khó khăn, vẫn đảm bảo được các chế độ chính sách, đảm bảo cổ tức cho nhà đầu tư, trách nhiệm với nhà nước đầy đủ. Các dự án mới nói chung đi vào hoạt động tương đối ổn định.
Năm nay là năm các đơn vị của Tập đoàn giữ được cổ tức như các năm trước, các đơn vị lớn cổ tức không thay đổi, ví dụ: Phong Phú vẫn chia được 18%, Việt Tiến 30%, Đức Giang 30%, Hưng Yên 25%.
Sản xuất tăng 14%
Theo ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Vinatex, năm 2017, ngành dệt may Việt Nam vẫn chịu ảnh hưởng từ các thách thức hiện tại.
Cụ thể, ngành dệt may sẽ chưa nhận được sự hỗ trợ cần thiết từ các chính sách thuế do các Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- EU, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đều chưa có hiệu lực trong năm 2017.
Tình hình cạnh tranh xuất khẩu ngày càng gay gắt, các quốc gia cạnh tranh xuất khẩu sẽ tiếp tục thu hút đơn hàng nhờ các chính sách hỗ trợ về thuế, tỷ giá. Tổng thống Mỹ mới đắc cử với những chính sách mới sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngành dệt may thế giới nói chung.
Cùng với đó, sự bất ổn của nền kinh tế EU với việc Thủ tướng Ý từ chức, cuối quý I-2017 sẽ chính thức thực hiện Brexit cũng sẽ ảnh hưởng đến cầu dệt may của thị trường EU trong năm 2017.
Ông Trường cho biết, kinh tế Việt Nam trong năm 2017 được kỳ vọng sẽ nhiều khởi sắc hơn khi các điều kiện cho tăng trưởng kinh tế về cơ bản vẫn thuận lợi, nhưng Chính phủ chưa có chính sách cụ thể hỗ trợ ngành dệt may.
Trước tình hình trên, Vinatex vẫn đặt ra những mục tiêu tăng trưởng như: Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp toàn Tập đoàn tăng 14% so với 2016, kim ngach xuất khẩu tăng 11%, doanh thu hợp cộng tăng 12%, lợi nhuận trước thuế hợp cộng tăng 6%, lao động bình quân tăng 3% và thu nhập bình quân tăng 4% so với năm 2016.
Vinatex hướng tới tăng cường tính chủ động trong công tác thị trường, đặc biệt tại các thị trường trọng tâm như Mỹ, EU, Nhật Bản, nâng cấp thị trường thành phần thị trường cấp 1, giảm bớt khâu trung gian.
Cũng trong năm 2017, Tập đoàn dự kiến huy động nguồn vốn đầu tư phát triển là 5.466 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn vay thương mại là 70%, còn lại là vốn chủ của doanh nghiệp.
相关文章
随便看看