【u21 na uy】Phút 90, Gemadept ghi bàn trị giá trăm tỷ

时间:2025-01-10 07:45:25 来源:88Point

Thương vụ này sẽ mang lại cho Gemadept một khoản tiền mặt lớn để đầu tư cho các dự án thuộc lĩnh vực hoạt động chính là cảng và logistics.

Chuyển nhượng Gemadept Tower đem lại cho Gemadept một khoản tiền mặt lớn để tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực chính

“Phút 90”

TheútGemadeptghibàntrịgiátrămtỷu21 na uyo nguồn tin riêng của phóng viên, hợp đồng chuyển nhượng toà nhà Gemadept Tower được các bên ký kết trong tháng 12 này và lợi nhuận thu về sẽ được hạch toán cho năm 2013.

Quan sát những động thái gần đây của Gemadept cũng có thể nhận ra điều này. Vấn đề còn lại chỉ là thời điểm công bố.

Theo thông tin công bố mới đây, Gemadept đã tăng vốn cho Công ty TNHH Xúc tiến thương mại hàng hải (Marproco) do Gemadept sở hữu 100% vốn, từ 6 tỷ đồng lên hơn 936 tỷ đồng.

Lưu ý rằng, đến cuối tháng 9/2013, Marproco vẫn chưa nằm trong số các công ty con được hợp nhất trong báo cáo tài chính của Gemadept.

Động thái này khiến nhà đầu tư liên tưởng đến trường hợp của Tập đoàn Vingroup (VIC) trước đó. Tháng 2/2013, Vingroup đã tăng vốn góp vào công ty con là Công ty TNHH Dịch vụ thương mại và đầu tư Tương Lai lên 4.050 tỷ đồng bằng quyền sử dụng đất và tài sản trên đất của Dự án Vincom Center A tại TP. HCM. Sau đó, Vingroup ký thoả thuận chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của Tập đoàn cho đối tác.

Như vậy, thay vì chuyển nhượng tài sản, các công ty như Gemadept và Vingroup đã lập ra công ty con và góp vốn bằng chính tài sản đang định chuyển nhượng, sau đó bán công ty con. Bằng cách này, các công ty vẫn chuyển nhượng được tài sản muốn bán, nhưng cách hạch toán hai hình thức chuyển nhượng trên là khác nhau. Chuyển nhượng tài sản thì tiền thu về sẽ được ghi nhận vào “doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”, còn chuyển nhượng vốn thì đưa vào “doanh thu tài chính”.

Giá trị chuyển nhượng là bao nhiêu? CTCK Vietcombank (VCBS) trong báo cáo phân tích của mình đã viết: “Công ty không cho biết rõ thời điểm sẽ hoàn tất việc chuyển giao Gemadept Tower cho đối tác, nhưng theo thông tin Gemadept tăng vốn cho công ty con Marproco từ 6 tỷ đồng lên 936 tỷ đồng, chúng tôi ước tính giá trị trường của toà nhà khoảng 930 tỷ đồng. Giá trị sổ sách của Gemadept Tower vào thời điểm này là 218,4 tỷ đồng. Như vậy, lợi nhuận trước thuế từ thương vụ chuyển nhượng vào khoảng 711,6 tỷ đồng”.

Tuy nhiên, cũng theo nguồn tin riêng phóng viên, Gemadept sẽ chuyển nhượng trước 85% vốn tại Marproco và 15% còn lại có thể chuyển nhượng tiếp vào năm sau. Toà nhà này hiện đang tạo ra dòng tiền đều đặn, với doanh thu từ cho thuê văn phòng 9 tháng đầu năm 2013 đạt hơn 64 tỷ đồng, không chênh lệch nhiều so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là nơi Gemadept đang đặt trụ sở chính và sẽ tiếp tục “ở lại” sau khi đã bán toà nhà này thông qua hợp đồng thuê văn phòng ký với đối tác.

Theo Nghị quyết ĐHCĐ, kế hoạch doanh thu (doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ) năm 2013 của Gemadept là 2.300 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế trên 500 tỷ đồng. Dự báo, Gemadept có thể hoàn thành chỉ tiêu doanh thu hoặc hụt một chút, vì 9 tháng doanh thu đã đạt 1.827 tỷ đồng; doanh thu từ việc chuyển nhượng vốn không liên quan đến chỉ tiêu này. Còn về lợi nhuận, việc chuyển nhượng 85% vốn tại Marproco sẽ giúp Gemadept “hoàn thành xuất sắc” kế hoạch năm, khi lãi trước thuế 9 tháng đã là 186,5 tỷ đồng.

Như vậy, việc chuyển nhượng một phần vốn tại Marproco, mà thực chất là chuyển nhượng toà nhà Gemadept Tower vào “phút 90” đã giúp Gemadept hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch năm 2013, cũng vào “phút 90”.

Tập trung vào “chuyên môn”

Được biết, số tiền thu được từ việc chuyển nhượng toà nhà Gemadept Tower sẽ được Gemadept tập trung đầu tư vào các dự án cảng và hệ thống kho bãi logistics tại Việt Nam, một phần nhỏ dùng vào việc trồng cao su tại Campuchia.

Hiện Gemadept là doanh nghiệp hàng đầu trong nước về dịch vụ cảng và logistics. Công ty xác định đây tiếp tục là lĩnh vực kinh doanh chính. Trong 9 tháng đầu năm, mảng khai thác cảng và logistics chiếm đến 96,61% doanh thu thuần hợp nhất.

Gemadept xem việc đầu tư vào những lĩnh vực khác như xây toà nhà để bán hay trồng cao su chỉ là “đầu tư cơ hội”, tức Công ty chỉ thực hiện khi Gemadept có được những lợi thế nhất định như có mặt bằng sẵn ở vị trí đắc địa hay được giao đất với giá hấp dẫn.

Số tiền phân bổ cụ thể vào từng dự án chưa được Công ty công bố. Về logistics, theo lộ trình đã cam kết khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ cho phép các công ty nước ngoài thành lập công ty con để cung cấp dịch vụ này. Vì thế, Gemadept cần vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng chuẩn bị sự cạnh tranh sắp tới.

Về hệ thống cảng, bên cạnh 3 cảng đang khai thác hiện tại là Nam Hải, ICD Phước Long và Quốc tế Dung Quất, Gemadept mới đây đã đưa thêm cảng Nam Hải - Đình Vũ tại Hải Phòng đi vào khai thác. Theo kế hoạch, cảng mới này sẽ đón khoảng 3 - 4 chuyến tàu mỗi tuần trong tháng đầu tiên, sau đó có thể hoạt động đến 60% công suất thiết kế (tương đương 300.000 TEUs) trong năm 2014 và đạt công suất tối đa vào năm 2015.

Công ty còn 2 dự án cảng khác đang xây dựng dở dang đó là Gemalink - Cái Mép và Gemadept-Hoa Sen. Đối với Dự án Gemalink-Cái Mép, liên doanh giữa Gemadept và Tập đoàn CMA-CGM của Pháp, trong năm 2012, các bên đã chủ động giãn tiến độ do lượng hàng hoá qua đây thấp hơn mong đợi, dù đã đầu tư hoàn thành 40% công việc. Việc giãn tiến độ còn để phục vụ mục tiêu kỹ thuật, tức dùng biện pháp bù lún tự nhiên để gia tải. Gemadept chưa có ý định đầu tư thêm vào đây cho đến khi nhu cầu hàng hoá qua cảng có tín hiệu phục hồi.

Còn đối với Cảng quốc tế Gemadept-Hoa Sen, từ năm 2008, Gemadept và Tập đoàn Hoa Sen đã ký kết hợp tác để xây dựng cảng này thành cảng tổng hợp (container và hàng rời) với quy mô lớn. Tuy nhiên, lượng hàng qua đây không đáng kể, nên các bên đang tính lại quy mô đầu tư và có thể thu hẹp thành cảng bốc dỡ hàng rời.

推荐内容