您现在的位置是:Nhà cái uy tín >>正文

【ket qua nha cai】Mua bảo hiểm y tế tặng chị em nghèo

Nhà cái uy tín1人已围观

简介Đổi rác thải nhựa lấy thẻ bảo hiểm y tế (BHYT), gom phế liệu bán để mua BHYT, để hỗ tr ...

Đổi rác thải nhựa lấy thẻ bảo hiểm y tế (BHYT),ảohiểmytếtặngchịket qua nha cai gom phế liệu bán để mua BHYT, để hỗ trợ chị em có hoàn cảnh khó khăn là những việc làm thiết thực đã và đang được các cấp hội liên hiệp phụ nữ thực hiện. Từ đó, vừa góp phần bảo vệ môi trường, vừa thể hiện tinh thần tương thân tương ái “không để chị em nào ở lại phía sau”.

Cán bộ hội, hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn ở phường IV được tặng thẻ BHYT.

Nghĩa tình những tấm thẻ BHYT

Cầm tấm thẻ BHYT vừa được trao tặng, chị Lê Thị Tiền, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ khu vực 7, phường IV, thành phố Vị Thanh, không giấu nổi sự xúc động. Trò chuyện cùng mọi người, chị Tiền chia sẻ: “Trước đây, chúng tôi được Nhà nước cấp thẻ BHYT, nay không được cấp nữa. Nhằm chia sẻ khó khăn, động viên các em thực hiện tốt công việc, cũng như giúp mọi người chăm sóc sức khỏe tốt hơn, Hội Liên hiệp Phụ nữ phường đã vận động để hỗ trợ chúng tôi thẻ BHYT. Tôi cám ơn sự quan tâm của mọi người nhiều lắm”.

Để có những tấm thẻ BHYT trao tặng cho những hội viên có hoàn cảnh khó khăn, Hội Liên hiệp Phụ nữ phường IV đã vận động xã hội hóa, để tặng thẻ BHYT, cho các chị em cán bộ, hội viên có hoàn cảnh khó khăn. Theo chị Phạm Thị Rô Sa, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ phường IV, những chị em thuộc hộ nghèo, cận nghèo đã được hỗ trợ BHYT, ở địa phương còn những chị có hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật, nhưng chưa có điều kiện mua BHYT. Do đó, hội xây dựng mô hình “Đổi rác thải nhựa lấy BHYT”, để chia sẻ khó khăn, giúp đỡ những chị em này. “Khi đưa vấn đề này ra bàn ở Đảng ủy, UBND phường và các chi hội, ngay lập tức được mọi người đồng tình và hưởng ứng cao. Mô hình được thành lập không chỉ giúp hỗ trợ chị em trong việc mua BHYT mà còn góp phần làm cho người dân từng bước thay đổi thói quen vứt rác bừa bãi, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do phế liệu và túi nilon gây ra”, chị Rô Sa cho biết.

Khi thực hiện mô hình, các chị em sẽ gom rác, phế liệu tại gia đình đem bán, hoặc định kỳ hàng tháng đem nộp rồi bán lấy tiền, mua BHYT tặng cho những chị có hoàn cảnh khó khăn. Cũng nhờ được tặng thẻ mà chị em mới có điều kiện để chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Bà Dương Thanh Hương, ở khu vực 4, phường IV, cho biết: “Nếu không được hội phụ nữ hỗ trợ tặng thẻ BHYT, không biết bao lâu nữa tôi mới có thể tự mua BHYT cho bản thân. Lớn tuổi rồi, nhưng ngặt nỗi kinh tế khó khăn nên đành chịu. Từ đây, tôi cũng nâng cao ý thức trong việc phân loại, tận dụng rác thải, phế liệu để góp cùng với các chị em, với mong muốn giúp đỡ các hội viên khó khăn khác như tôi có được thẻ BHYT, để chăm sóc sức khỏe tốt hơn”.

Không chỉ dừng lại mua tặng việc BHYT

Cũng với mong muốn chia sẻ, giúp đỡ những chị em phụ nữ và các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy đã thực hiện mô hình “Thu gom phế liệu gây quỹ chi hội” tại ấp 7B2, với 10 thành viên tham gia. Thực hiện mô hình, các thành viên sẽ thu gom phế liệu tại gia đình mình, định kỳ cứ 3 tháng sẽ gom lại bán một lần. Số tiền bán được từ phế liệu sẽ tặng học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Cùng với đó, còn vận động tập, sách, quần áo cũ, để hỗ trợ cho các em. Ngoài ra, những chị em đến hạn mua BHYT nhưng gặp khó khăn, chưa đủ tiền, sẽ được mượn vốn để mua BHYT. Chị Nguyễn Thị Bé Ngọc, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Vị Thanh, cho biết: “Mô hình rất ý nghĩa, vừa có ý nghĩa nhân văn, giúp chia sẻ, giúp đỡ học sinh và chị em có hoàn cảnh khó khăn. Do đó, mô hình đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của chị em phụ nữ sau khi phát động”.

Theo bà Nguyễn Thị Như Kiều, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Vị Thủy, mô hình “Thu gom phế liệu gây quỹ chi hội” tại ấp 7B2, xã Vị Thanh là mô hình việc làm rất có ý nghĩa, vừa tuyên truyền được ý thức phân loại rác thải để bảo vệ môi trường, vừa là việc làm có tính nhân văn. Địa phương sẽ nhân rộng mô hình này cho nhiều xã, thị trấn trên địa bàn. Ngoài hỗ trợ BHYT, địa phương còn hỗ trợ nhu yếu phẩm, sinh kế, giúp chị em vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống…

Nhìn chung, các mô hình đã góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao nhận thức của hội viên phụ nữ trước tác hại của rác thải nhựa đến sức khỏe con người và môi trường sống. Đồng thời, nâng cao vai trò của tổ chức phụ nữ trong việc thực hiện vệ sinh môi trường, xây dựng nông thôn mới, phát huy trách nhiệm, tính chủ động, sáng tạo của chị em phụ nữ trong thực hiện hiệu quả Cuộc vận động “Xây dựng gia đình năm không, ba sạch”.

Bài, ảnh: BÍCH CHÂU

Tags:

相关文章