Giải ngân chậm do ảnh hưởng dịch bệnh
Phát biểu tại tổ,ĐạibiểuQuốchộiCầnhuyđộngnhiềunguồnlựcchốngdịsoi kèo argentina vs Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc - đại biểu (ĐB) Quốc hội tỉnh Bình Định, đã thông tin về một số vấn đề liên quan đến điều hành chính sách tài chính - ngân sách nhà nước (NSNN), trong đó có giải ngân vốn đầu tư công.
Về chi đầu tư xây dựng cơ bản tỷ lệ giải ngân thấp, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, tại Nghị quyết số 63/NQ-CP của Chính phủ. Tại nghị quyết này, đã có những giải pháp và nhiệm vụ sát thực, quyết liệt. Sau đó, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều công điện, thông báo liên quan đến vấn đề này; đồng thời thành lập Tổ công tác đặc biệt để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc phát biểu tại tổ. Ảnh: T.T |
Về nguyên nhân giải ngân chậm, theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, là do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 từ cuối tháng 4 đến nay, các hoạt động xây dựng cơ bản gần như đình trệ, nhất là tại các khu vực kinh tế trọng điểm.
Bộ trưởng Bộ Tài chính cho rằng, 3 tháng cuối năm sẽ tập trung gỉải ngân vốn đầu tư công. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt để đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ban hành các quy định phân cấp quyết liệt hơn; đề cao trách nhiệm cá nhân để đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công.
ĐB Nguyễn Phú Cường - Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, ĐB Quốc hội tỉnh Đồng Nai cho rằng, giải ngân thấp, vướng có phần là do giá thép tăng, do giãn cách xã hội. Nếu tình hình dịch bệnh được cải thiện, các công trình hoạt động trở lại, sẽ thúc đẩy giải ngân. Những vướng mắc về mặt thể chế, theo ĐB, nhiều ý kiến đề nghị cần tách giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng ra khỏi giai đoạn triển khai dự án, đưa vào giai đoạn chuẩn bị dự án.
Theo ĐB Nguyễn Phú Cường, thu NSNN năm nay cũng hết sức khó khăn, thu ngân sách trung ương (NSTW) hụt so với dự toán. Thu ngân sách địa phương đảm bảo so với dự toán, nhưng chưa thực sự bền vững, nguồn thu chủ yếu từ đất đai.
Nhắc đến một số bất cập trong chính sách hiện nay, theo vị Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách, hiện quy định về chi thường xuyên NSTW khá chặt chẽ “một đồng cũng phải báo cáo Quốc hội”. Cho nên ĐB đề nghị nên giao quyền cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ với một số khoản chi.
Chi chống dịch, "bỏ tiền ra mà không thu về được”
ĐB Trịnh Xuân An (Đồng Nai) đánh giá báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội vừa trình Quốc hội là khách quan, thẳng thắn và trách nhiệm, đã giúp ĐB có góc nhìn để tham gia ý kiến vào các vấn đề quan trọng của đất nước.
Nhắc đến những khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, ĐB Trịnh Xuân An cho rằng: “Trong khó khăn, nước sôi lửa bỏng mới thấy tinh thần đoàn kết. Chúng ta có tổn thất, có hạn chế, nhưng nếu chúng ta đi đúng hướng, đúng sách lược, sẽ đạt các mục tiêu đề ra”.
Trong điều hành, theo ĐB, chúng ta đã tích cực, chủ động, sâu sát, đặc biệt là vai trò của các bộ, ngành, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Nhắc đến những lúng túng trong điều hành vừa qua, ĐB Trịnh Xuân An cho rằng: “không nên quá lo lắng, run rẩy, sợ trách nhiệm, không dám đưa ra các quyết sách phù hợp”. ĐB nhấn mạnh, chúng ta phải chuyển trạng thái điều hành “lo lắng, lo sợ” sang “tự tin, chiến thắng”.
“Với công tác điều hành này phải có sự chấn chỉnh nghiêm khắc đối với các cá nhân không làm tốt bổn phận trách nhiệm. Xử lý nghiêm những người không làm hết trách nhiệm. Nhưng phải kịp thời biểu dương những cán bộ cơ sở” - vị ĐB là Ủy viên chuyên trách của Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội nói thêm.
Cho ý kiến về công tác điều hành chính sách tài khóa thời gian qua, ĐB Trịnh Xuân An bày tỏ chia sẻ Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, vị Tư lệnh của ngành quản lý “hầu bao” của đất nước. Thời gian qua đã chi rất nhiều cho chống dịch, nghĩa là “chúng ta bỏ tiền không có thu về được”.
Vị ĐB này cũng kiến nghị một số giải pháp nhằm có thêm nguồn lực để phòng, chống dịch cũng như tăng trưởng kinh tế, như: huy động nguồn lực trong xã hội; thúc đẩy cổ phần hóa, thoái vốn; xử lý triệt để nợ đọng thuế…
ĐB hy vọng với cố gắng, nỗ lực của Chính phủ và các cấp, các ngành, chúng ta sẽ có đủ nguồn lực để vượt qua khó khăn này.
Một số ĐB bày tỏ đồng tình, chia sẻ với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các địa phương đang căng mình chống dịch. ĐB Trần Văn Khải (Hà Nam) ví rằng, “bức tranh” kinh tế - xã hội với những “gam màu đầy thách thức, chông gai”. Chính phủ đã đề ra 16 chỉ tiêu và 12 giải pháp thực hiện các mục tiêu đề ra. Đây là những mục tiêu kỳ vọng và các giải pháp lạc quan, do đó, Quốc hội, Chính phủ phải linh hoạt sát sao trong điều hành để thực hiện các mục tiêu này.
“Chính phủ cần tập trung điều hành quyết liệt, giải quyết ngay các điểm nghẽn: khẩn trương xây dựng hoàn thiện chương trình phục hồi phát triển kinh tế trong giai đoạn mới, chuyển trạng thái thích ứng trong môi trường an toàn; phải xây dựng ngay phương án khắc phục lao động tại các địa phương; phục hồi các chuỗi cung ứng đang đứt gãy trong các lĩnh vực dệt may, da giày, thủy sản; có phương án phục hồi du lịch; kiểm soát chặt chẽ thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Cần khắc phục tình trạng trên nóng dưới lạnh, người dân và doanh nghiệp sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất” - ĐB Trần Văn Khải nói./.