Đây là dự án đầu tiên tại Việt Nam do GCF tài trợ với số tiền tài trợ là 29,ôngbốdựánđầutiêndoGCFtàitrợtạiViệhạng 2 anh hôm nay5 triệu đôla Mỹ. Dự án được xây dựng trên cơ sở hợp tác giữa UNDP, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng và Bộ KH&ĐT (cơ quan thẩm quyền quốc gia của Việt Nam với vai trò tiếp cận nguồn lực hỗ trợ của GCF).
Dự án này sẽ tập trung hỗ trợ các cộng đồng dễ bị tổn thương, dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai tránh khỏi những tác động do những trận bão lũ thường xuyên xảy ra, và cải thiện được sinh kế của các cộng đồng cư dân này. Các vùng đệm của rừng ngập mặn sẽ được tái tạo và trồng lại, và người nghèo sẽ được hỗ trợ để xây dựng những ngôi nhà có thiết kế chống chịu với bão lũ đảm bảo vững chắc và an toàn hơn.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Nguyễn Thế Phương cho biết: “Nhu cầu hỗ trợ đầu tư cho biến đổi khí hậu (BĐKH), giảm thiểu rủi ro và phát triển cacbon thấp cho Việt Nam là rất cấp bách”. Thứ trưởng nhấn mạnh: “Dự án này sẽ là bước đi đầu tiên trong quan hệ đối tác chiến lược dài hạn với GCF. Việt Nam mong muốn không chỉ hưởng lợi từ GCF mà còn có thể đóng góp cho GCF cũng như chia sẻ các bài học kinh nghiệm của Việt Nam với các quốc gia khác được GCF hỗ trợ”.
Việt Nam đang phải hứng chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu |
Cũng tại buổi hội thảo, ông Kamal Malhotra, Điều phối viên Thường trú của Liên hợp quốc, Đại diện Thường trú của UNDP nhấn mạnh, UNDP đang làm việc với chính phủ về các sáng kiến để thúc đẩy việc tăng cường khả năng chống chịu với các hiện tượng khí hậu khắc nghiệt tác động đến người nghèo ở khu vực nông thôn, nhiều người trong số đó là phụ nữ hoặc thuộc các nhóm dân tộc thiểu số. Ông cũng nhấn mạnh cam kết của UNDP trong việc đảm bảo thực hiện có hiệu quả dự án này nhằm tăng cường khả năng chống chịu tác động của BĐKH cho các cộng đồng ven biển dễ bị tổn thương ở Việt Nam.
Việt Nam là một trong 30 nước “có nguy cơ cực đoan” do biến đổi khí hậu. Từ năm 1992-2012, thiên tai đã cướp đi sinh mạng của 457 người, phá hủy hơn 96.000 ngôi nhà, tổng thiệt hại tương đương 1,3% GDP hàng năm. Tỷ lệ người nghèo chiếm 23% ở các vùng ven biển, cao gấp 2 lần mức trung bình của cả nước, một phần là do những thiệt hại liên quan đến thiên tai.
Để ứng phó với biến đổi khí hậu, ông Nguyễn Đức Quyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa bày tỏ, bên cạnh nguồn lực từ ngân sách tỉnh, ông Quyền đề cao việc huy động các nguồn lực từ khối tư nhân theo hình thức đối tác công – tư (PPP), các nguồn viện trợ ODA và phi chính phủ (NGO) để thực hiện các mục tiêu của kế hoạch.
Tại hội thảo, các đại biểu cũng đã thảo luận các nội dung khác như chiến lược tiếp cận GCF với những trọng tâm về cam kết mạnh mẽ của Việt Nam đối với biến đổi khí hậu; đầu tư cho thích ứng với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh; tăng cường hợp tác chiến lược GCF – Việt Nam.