Chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) ra đời và có hiệu lực từ ngày 1-1-2009. Sau một thời gian thực hiện,ảohiểmthấtnghiệpĐiểmtựacholaođộngmấtviệkq bd truc tiep chính sách BHTN đã đi vào cuộc sống, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, được người lao động (NLĐ), người sử dụng lao động, các cấp, các ngành đánh giá cao. Có thể nói, BHTN được coi là “phao cứu sinh” cho NLĐ khi đang tham gia BHTN không may bị mất việc làm hoặc cắt hợp đồng lao động mà chưa tìm được việc làm mới. Theo thống kê của BHXH tỉnh, số người tham gia BHTN năm 2012 là 65.936 người với số tiền thu được trên 41 tỷ đồng. Đến ngày 30-9-2013, số người tham gia là 71.315 người với số tiền thu được trên 38 tỷ đồng. Bên cạnh đó, số người được hưởng BHTN năm 2012 là 12.520 người, với số tiền chi trả trên 12,5 tỷ đồng. Đến ngày 30-9-2013, số người được hưởng BHTN là 8.860 người, với số tiền chi trả trên 15 tỷ đồng. Tuy được coi là biện pháp hỗ trợ tích cực cho NLĐ thất nghiệp, nhưng sau một thời gian thực hiện chính sách BHTN vẫn còn nhiều khó khăn. Một bộ phận lao động, chủ sử dụng lao động chưa nắm bắt đầy đủ về quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia BHTN. Nhận thức của người sử dụng lao động, NLĐ về thực hiện chế độ BHTN còn hạn chế làm ảnh hưởng đến việc hưởng trợ cấp BHTN của NLĐ. Nhiều lao động khi bị thất nghiệp vẫn không biết mình thuộc đối tượng được hưởng BHTN. Đặc biệt, đối với doanh nghiệp, việc hướng dẫn những thủ tục ban đầu ngay khi chấm dứt hợp đồng lao động với NLĐ còn bỏ ngỏ, có doanh nghiệp chậm trễ đóng BHTN nên việc chốt sổ BHXH cho NLĐ không thực hiện được hoặc không kịp thời dẫn đến quá thời hạn hưởng trợ cấp BHTN. Bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ có tâm lý không thích tham gia BHTN, bởi theo họ điều kiện giá cả leo thang trong khi thu nhập không tăng nên họ không muốn đồng lương của mình bị hao hụt hoặc không được chủ sử dụng lao động tạo điều kiện để tiếp cận đầy đủ chính sách về BHTN. Thực tế cho thấy, chỉ khi nào đứng trước nguy cơ mất việc làm thì NLĐ mới tham gia BHXH, BHTN. Để an sinh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, ổn định, rất mong các cấp chính quyền, ngành bảo hiểm đổi mới, tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp từng nhóm đối tượng, nhất là lao động ở vùng sâu, xa, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công. Qua đó nâng cao nhận thức của chủ sử dụng lao động và NLĐ về ý nghĩa và tầm quan trọng của chính sách BHTN để tự giác tham gia. Tuyết Thanh |