Điều 79 Luật Bảo vệ môi trường 2020 đưa ra quy định về chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt “dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân loại”. Trong đó, chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế, chất thải nguy hại phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân đã được phân loại riêng không phải trả phí.
Quy định này được đưa ra nhằm hạn chế tình trạng “cào bằng” về chi phí phải trả cho môi trường, khiến cho người xả 1kg rác cũng phải đóng phí ngang với người xả 10kg rác như trước đây
Bà Lyli Baum Pollans, chuyên gia chính sách và quy hoạch đô thị nhận xét, quan điểm “người gây ô nhiễm phải trả tiền” là một trong những công cụ hiệu quả nhất giúp chính quyền giảm thiểu rác thải rắn và kiểm soát chi phí xử lý rác thải.
Cụ thể, khi được yêu cầu trả chi phí xử lý rác thải tương ứng với khối lượng xả ra, người dân sẽ có xu hướng giảm thiểu xả thải thông qua các hoạt động tái chế, tái sử dụng, ủ phân hữu cơ. Theo quy định trong luật bảo vệ môi trường hiện hành, chỉ rác thải không có giá trị tái chế mới được thu gom theo túi trả phí.
Bà Pollans đưa ra ví dụ ở Massachusetts, Mỹ, sau 1 năm triển khai thu phí rác thải theo khối lượng, lượng rác thải xả ra môi trường giảm trung bình khoảng 30% cho mỗi hộ gia đình.
Thực tế, tổng lượng tiêu thụ sản phẩm trong năm đó không hề giảm đi, nghĩa là số lượng rác thải phát sinh không hề giảm. Người tiêu dùng đã giữ rác thải ở lâu hơn trong chuỗi giá trị, tiếp tục tạo ra lợi ích thay vì vứt bỏ ra môi trường.
Theo ông Hoàng Đức Vượng, Chủ tịch Chi hội nhựa tái sinh, quan điểm “người gây ô nhiễm phải trả tiền” là yêu cầu bắt buộc để công tác quản lý rác thải hoạt động theo cơ chế thị trường.
Ông Vượng lấy ví dụ, tại Nhật Bản, mỗi công dân phải đóng một khoản tiền là khoảng 100USD mỗi tháng, gọi là thuế thị dân, được sử dụng để chi trả cho tất cả những cơ sở hạ tầng xung quanh như dọn dẹp rác, xử lý nước thải…
Đại diện ngành tái chế ước tính, nếu mỗi người dân Việt Nam được yêu cầu đóng khoảng 10% con số trên, tức là rơi vào khoảng 200 nghìn đồng mỗi tháng là đủ để xây dựng một hệ thống hiện đại.
Tuy nhiên, trước khi đưa vào áp dụng, chi phí xử lý môi trường cho mỗi người chỉ rơi vào khoảng vài chục nghìn mỗi năm, một con số quá ít ỏi để “đòi hỏi môi trường phải sạch, rác phải được xử lý”.
Quan điểm “người gây ô nhiễm phải trả tiền” cũng là tinh thần của công cụ trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR). Ở đây, “người gây ô nhiễm” được hiểu rộng hơn, không chỉ là người xả thải mà là tất cả các bên đóng góp vào quá trình xả thải.
Trong đó, doanh nghiệp sản xuất (nhà sản xuất, nhập khẩu) được đặt trách nhiệm bởi nhóm doanh nghiệp này đóng vai trò là khâu trung tâm trong chuỗi cung ứng, tạo ra tác động tới tất cả các khâu, từ ý tưởng, thiết kế, lựa chọn nguyên vật liệu cho tới bán lẻ, tiêu dùng và xả thải.
Triển khai quản lý rác thải theo quan điểm “người gây ô nhiễm phải trả tiền” với người tiêu dùng là tiền đề quan trọng để doanh nghiệp thực thi EPR cũng như thực hành kinh tế tuần hoàn.
Theo ông Fausto Tazzi, Phó chủ tịch Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam), thách thức hàng đầu cho các hoạt động của tổ chức này là thiếu hụt về nguồn lực. Như vậy, việc thu hút người tiêu dùng tham gia phân loại, thu gom, tái chế, tái sử dụng sẽ là sự hỗ trợ lớn để PRO Việt Nam hoàn thành mục tiêu tái chế 100% bao bì đến năm 2030.
Phạt nặng doanh nghiệp vi phạm
Các quy định về công cụ trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được đặt ra tại Luật Bảo vệ môi trường 2020 và nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn luật, yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện trách nhiệm thu gom, tái chế bắt buộc. Nếu vi phạm, mức phạt hành chính có thể lên đến 2 tỷ đồng. Song song với mức phạt hành chính, doanh nghiệp cũng bị bắt buộc phải nộp bù tiền vào Quỹ Bảo vệ môi trường, buộc phải công khai thông tin vi phạm và có thể buộc phải chấm dứt hợp đồng.
Các hành vi vi phạm có thể kể đến như không công khai, cung cấp thông tin về sản phẩm, bao bì; vi phạm quy định thuê đơn vị tái chế hoặc ủy quyền cho tổ chức trung gian tái chế; vi phạm tỷ lệ tái chế bắt buộc; vi phạm quy định nộp đăng ký kế hoạch và báo cáo kết quả tái chế…
Các tổ chức tái chế có các hành vi vi phạm như hợp đồng ủy quyền tái chế không đáp ứng yêu cầu; sử dụng phế liệu nhập khẩu để tái chế cho doanh nghiệp; sử dụng chung kết quả tái chế để ký hợp đồng với doanh nghiệp nhưng vẫn đề nghị hỗ trợ tái chế từ Quỹ Bảo vệ môi trường… có thể bị phạt đến 1 tỷ đồng, bắt buộc khắc phục hậu quả, xóa tên khỏi danh sách đơn vị được ủy quyền tái chế và công khai thông tin vi phạm.
Doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức tái chế được hỗ trợ chi phí mỗi năm 1 lần thông qua hợp đồng hỗ trợ tái chế. Các đơn vị này bắt buộc phải tái chế bằng hoặc cao hơn mức được đề nghị hỗ trợ.
Một điểm cần lưu ý là Hội đồng EPR quốc gia và Văn phòng EPR quốc gia không ghi nhận khối lượng tái chế không đạt được quy cách đã quy định.
Thông tin trên được ông Phan Tuấn Hùng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và môi trường cung cấp cho cộng đồng doanh nghiệp tại buổi tập huấn thực thi công cụ EPR.
Theo ông Hùng, những quy định kể trên nhằm giúp cộng đồng doanh nghiệp và các bên có liên quan thực hiện đúng, đầy đủ công cụ chính sách EPR. Đây là nền tảng quan trọng để EPR phát huy vai trò như kỳ vọng là đảm bảo tiết kiệm tài nguyên và hạn chế chất thải ra môi trường, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.
相关文章
Samsung đưa 'Eclipsa Audio' lên dòng TV và Soundbar 2025
Bằng cách trao quyền cho các nhà sáng tạo để tạo ra nội dung âm th2025-01-09Ông Vương Đình Huệ đã bàn giao việc cho Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh
Trước đó, ngày 17/2, báo Tuổi trẻđưa tin, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn2025-01-09Alan Phan nhận lời “đấu súng” với Hiệp hội Bất động sản
Chất lượng Việt Namxin trích giới thiệu những lời giải bày của TS Alan Phan sau b&agra2025-01-09Tướng Hưởng có công nhất trong chế tạo máy bay không người lái
Hiện nay, nhóm chế tạo đang tiếp tục hoàn thiện và sẽ đưa vào sản xuất h2025-01-09BẢN TIN THỜI SỰ TRUYỀN HÌNH BÁO HẬU GIANG 7h ngày 4
To view this video please enable JavaScript, and consider upgrading to a web browser that2025-01-09Cấm quảng cáo băng vệ sinh trong giờ... ăn cơm
“Báo lá cải” sẽ hết đất sống?Dự thảo nêu rõ, phạt tiền từ 5 t2025-01-09
最新评论