【kết quả atlanta united】Chuyển đổi số là điều tất yếu đối với ngành Hải quan

作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:Cúp C2 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-25 10:57:04 评论数:
Đề cao yếu tố công nghệ và con người trong tiến trình chuyển đổi số hải quan Quy định về kê khai trị giá hải quan đối với hàng chuyển đổi mục đích sử dụng Kiện toàn Ban Chỉ đạo chuyển đổi số của Tổng cục Hải quan
Ông Phạm Nam Long, Giám đốc điểu hành công ty Abivin
Ông Phạm Nam Long, Giám đốc điều hành Công tyCổ phần Abivin Việt Nam. Ảnh: Hoàng Loan

Xin ông cho biết tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với ngành Hải quan trong giai đoạn hiện nay?

Ngành Hải quan có ý nghĩa rất quan trọng đối với nền kinh tế của một quốc gia, đặc biệt với Việt Nam do quá trình gia tăng hội nhập, xuất nhập khẩu hàng hóa tăng nhanh. Vì thế, chuyển đổi số trong ngành Hải quan đặc biệt quan trọng với 3 lý do:

Thứ nhất, chuyển đổi số giúp thúc đẩy hiệu quả thương mại quốc tế. Với vị thế ngày càng tăng trong thương mại quốc tế, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đang gia tăng đáng kể. Năm 2022, kim ngạch XNK cán mốc 730,21 tỷ USD - tăng 2,2 lần so với mức 327,76 tỷ USD của năm 2015. Cùng thời gian đó, số lượng tờ khai làm thủ tục hải quan điện tử đạt 14,5 triệu - tăng 2,9 lần so với 5 triệu tờ vào năm 2015. Tỷ lệ tăng trưởng này cho thấy áp lực quan trọng của Hải quan trong việc chuyển đổi số để đáp ứng xử lý lượng công việc lớn ngày càng tăng do áp lực phát triển của thương mại điện tử.

Thứ hai, đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế và các hiệp định thương mại. Định hướng chiến lược và cam kết của Việt Nam trong thương mại quốc tế được thể hiện qua việc tham gia các Hiệp định thương mại như CPTPP, EVFTA, hay gần đây nhất là nâng cấp Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ. Những thỏa thuận này được kỳ vọng sẽ tiếp tục đưa tăng trưởng thương mại của Việt Nam lên những cột mốc mới. Với hệ thống thương mại đa dạng ở rất nhiều quốc gia, hoạt động chuyển đổi số ở ngành Hải quan là cấp thiết để đảm bảo tuân thủ với quy định và tiêu chuẩn được đưa ra bởi các thỏa thuận này, tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia.

Thứ ba, đảm bảo an ninh thương mại quốc gia. Chuyển đổi số ngành Hải quan không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động thương mại hợp pháp mà còn đảm bảo an ninh thương mại quốc gia bằng cách phát hiện và ngăn chặn các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại bất hợp pháp. Các hệ thống số có thể cung cấp khả năng theo dõi trong thời gian thực và năng lực phân tích dữ liệu, có thể được dùng để xác định những lô hàng và cá nhân có nguy cơ cao.

Theo ông, ngành Hải quan đang phải đối mặt với những thách thức nào khi thực hiện chuyển đổi số ?

Theo tôi nghĩ, thách thức lớn nhất đối với ngành Hải quan khi thực hiện chuyển đổi số là cần phải số hóa một khối lượng dữ liệu khổng lồ và số hóa hàng loạt quy trình nghiệp vụ phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp rất cao từ phía Chính phủ, các bộ, ngành, các doanh nghiệp và cả người dân, đặc biệt, các chương trình Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN đang được triển khai.

Khó khăn thứ hai đó là nhận thức và năng lực công nghệ của ngành. Chuyển đổi số là vấn đề mới, đòi hỏi nhận thức và quyết tâm từ các cấp, đặc biệt ở cấp lãnh đạo. Bên cạnh đó, khó khăn chung ở Việt Nam hiện nay là tại nhiều tổ chức chưa có sự tập trung đầu tư lực lượng chuyên môn công nghệ thông tin trong các giai đoạn trước. Do vậy, đội ngũ này còn mỏng, chưa được đào tạo và bổ sung kiến thức về chuyển đổi số.

Thứ ba, hạ tầng số của ngành cũng còn hạn chế, chưa đáp ứng ngay được yêu cầu chuyển đổi số toàn diện. Nhiều hệ thống cũ hoặc công nghệ cũ, dần không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế số.

Ngoài ra, còn có những thách thức khác liên quan phải kiện toàn hệ thống tổ chức, văn bản và môi trường pháp lý, hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ trong mọi lĩnh vực Hải quan, bổ sung hệ thống văn bản pháp quy về xây dựng và ứng dụng chuyển đổi số, về đào tạo và tuyên truyền, phổ cập kiến thức Hải quan trong nội bộ, với các doanh nghiệp và người dân…

Ngành Hải quan cần phải làm gì để thực hiện thành chuyển đổi số một cách hiệu quả, thưa ông?

Để thực hiện chuyển đổi số một cách hiệu quả, ngành Hải quan cần thực hiện Kế hoạch chuyển đổi số của ngành Hải quan đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 707/QĐ-TCHQ ngày 4/5/2022. Đây là kế hoạch toàn diện, đầy đủ và đồng bộ. Ngoài ra, ngành Hải quan cần:

Quản lý sự thay đổi về văn hóa trong tổ chức: Ngoài các khía cạnh cơ cấu tổ chức và kỹ thuật, việc triển khai một chương trình chuyển đổi số cũng đòi hỏi một sự thay đổi đáng kể về văn hóa tổ chức. Điều này bao gồm việc thu hút sự ủng hộ từ tất cả các cấp độ, phòng ban trong tổ chức, đảm bảo mọi nhân sự hiểu được lợi ích của chương trình; thực hiện lấy ý kiến, tương tác sớm và thường xuyên với nhân sự trong quá trình chuyển đổi số; khuyến khích văn hóa học tập liên tục và thích nghi với sự thay đổi.

Bên cạnh đó, cần định nghĩa rõ các chỉ số hiệu suất của chương trình chuyển đổi số và kiểm soát chúng. Việc triển khai chương trình chuyển đổi số tại mỗi giai đoạn nên đi kèm với các chỉ số hiệu suất rõ ràng và có hệ thống giám sát. Các chỉ số này nên cụ thể và đi xa hơn các chỉ số hiệu suất (KPI) về công nghệ thông tin tiêu chuẩn; tập trung vào việc chương trình chuyển đổi số đóng góp như thế nào cho các mục tiêu chiến lược của tổ chức.

Không những thế, khi thực hiện chuyển đổi số, ngành Hải quan cần tương tác với các bên liên quan bao gồm các đối tác thương mại, cơ quan hải quan từ các nước khác và các hiệp hội ngành, phối hợp với các bên để tạo ra các tiêu chuẩn và giao thức nhằm thúc đẩy giao dịch xuyên biên giới và trao đổi dữ liệu, đảm bảo rằng khung chương trình chuyển đổi số phù hợp với yêu cầu của các bên.

Ông đánh giá như thế nào về việc WCO lựa chọn Hải quan Việt Nam chủ trì tổ chức Hội nghị và Triển lãm công nghệ 2023 của WCO?

Được mời tham dự Hội nghị Công nghệ và Triển lãm của WCO 2023, tôi rất cảm ơn Ban Tổ chức đã tạo điều kiện để bản thân nắm bắt thêm nghiệp vụ một ngành quan trọng trong chuỗi cung ứng mà chúng tôi đã và đang tích cực tham gia gần 10 năm nay, đặc biệt, được tìm hiểu thêm các công nghệ liên quan hoạt động Hải quan của Việt Nam và các nước đến trình bày tại Triển lãm, điều này giúp chúng tôi có thêm tầm nhìn và sẽ có cơ hội hợp tác khi gặp các bài toán công nghệ có liên quan.

Tôi nghĩ, WCO lựa chọn Việt Nam để tổ chức hội nghị lần này thể hiện niềm tin của họ với ngành Hải quan Việt Nam, khẳng định uy tín và hiệu quả hoạt động của ngành trong những năm qua trên trường quốc tế và đặt niềm tin vào sự phát triển của ngành Hải quan Việt Nam cùng với sự bùng nổ của nền kinh tế Việt Nam trong tương lai tới đây.