当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【kết quả perth glory】Ăn gì cũng lo ung thư

【kết quả perth glory】Ăn gì cũng lo ung thư

2025-01-10 07:49:47 [World Cup] 来源:88Point
			Mãng cầu xiêm vẫn được đồn thổi có thể trị, phòng ngừa ung thư. Tuy nhiên cho tới nay vẫn chưa có tài liệu khoa học nào nói rằng ăn trái mãng cầu trị được ung thư - Ảnh: Hoàng Thạch Vân

Mãng cầu xiêm vẫn được đồn thổi có thể trị, phòng ngừa ung thư. Tuy nhiên cho tới nay vẫn chưa có tài liệu khoa học nào nói rằng ăn trái mãng cầu trị được ung thư

Theo báo cáo của Bệnh viện Bạch Mai năm 2014, VN là một trong những quốc gia có tỉ lệ tử vong do ung thư cao nhất thế giới (tỉ lệ tử vong tại VN là gần 73% so với tỉ lệ trung bình của thế giới chỉ là 60%).

Nông thôn, thành thị mỗi nơi lo mỗi kiểu

Chị Phụng Tiên (Đồng Tháp) cho biết: “Nhà mình khi mua đồ ăn vẫn hay nghe nói chất này chất kia gây ung thư. Sợ nhất là một số loại rau củ xuất xứ Trung Quốc tẩm nhiều thuốc bảo quản nên rất lo. Cuối cùng chỉ dám mua đồ của người quen thôi”.

Nhiều bạn đọc cho rằng hiện nay sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất hiện tràn lan, cái gì cũng làm giả được nên tâm lý người dân hoang mang, lo lắng. Nhiều người hiểu rõ điều này nên thường họ chỉ ăn ở nhà chứ ít khi ra đường ăn lặt vặt.

Không ít bạn đọc cho biết khoảng 6-7 năm gần đây họ bắt đầu nghe nhiều về chất gây ung thư nên khi đi chợ họ bắt đầu để ý hơn tới thực phẩm. 

“Xã hội phát triển thì chất lượng, nhu cầu sống ngày càng cao. Người dân ở nông thôn thì sợ thuốc sâu, người thành thị lại sợ chất bảo quản. Ở TP, sống trong nhà cao tầng chật hẹp mà nhiều người vẫn phải trồng rau để phục vụ cho gia đình, tự chế biến chứ không dám ăn đồ hộp” - bạn đọc Kim Y nói.

Người dân quá lo lắng là có cơ sở

Theo bác sĩ (BS) Lê Quang Hào - Viện Dinh dưỡng quốc gia, nỗi lo mắc bệnh ung thư từ hàng hóa, thực phẩm của người dân là chính đáng.

Theo BS Hào, nhiều nhà hàng, quán ăn chỉ biết lao vào lợi nhuận cá nhân mà quên đi sức khỏe cộng đồng. Đó là mối nguy hại hiển hiện hằng ngày. Nhiều người cho rằng việc ngày càng có nhiều người bị ung thư là do họ ăn phải thức ăn kém vệ sinh.

Số ca bệnh tăng mỗi năm

Bình quân mỗi năm trên thế giới có gần 13 triệu người mắc mới bệnh ung thư và hơn 7,5 triệu người tử vong.

Tại VN, mỗi năm có khoảng 110.000 người mắc mới và hơn 80.000 ca tử vong.

Theo thống kê, mỗi năm lượng bệnh nhân ung thư vào Bệnh viện Ung bướu TP.HCM tăng 10%. Nam và nữ khi bước qua tuổi 40 thì nguy cơ mắc các bệnh ung thư cao hơn.

Đặc biệt, đối tượng mắc bệnh này đang dần trẻ hóa.

Cũng cho rằng nỗi lo lắng của người dân là có cơ sở, ThS.BS Cao Xuân Minh, giám đốc phòng khám đa khoa Ngọc Minh (Q.11, TP.HCM), nói “hiện nay không thể kiểm soát được mọi nguồn thức ăn về chất lượng”, nên sự hoang mang của người dân là có thể hiểu được.

Người tiêu dùng không có sự chọn lựa nào khác ngoài việc phải “nhắm mắt mà ăn”. Thậm chí ngay ở những sản phẩm được bảo đảm nhất như trong siêu thị đôi khi cũng bị phát hiện gian dối.

BS Trần Ngọc Lưu Phương - chuyên khoa nội tiêu hóa Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TP.HCM, giảng viên ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch - chỉ ra nguyên nhân khách quan do dân số đông, y học hiện đại phát hiện được bệnh nhiều hơn và dễ dàng hơn, bên cạnh đó việc truyền thông tập trung nhiều vào căn bệnh này cũng là những yếu tố ngoài lề có thể làm người ta cảm thấy bệnh ung thư nhiều hơn lúc trước.

Tuy vậy, khoảng 60% nỗi lo sợ của người dân vẫn là chính đáng.

BS Phương cho rằng ngày nay người dân dễ dàng tiếp cận với kiến thức y học trên báo chí, sách vở nên cũng có những kiến thức nhất định về ung thư. Vì vậy, họ càng thêm đề phòng căn bệnh này và cố gắng giảm thiểu những tác nhân có thể gây bệnh.

Trách nhiệm của cơ quan chức năng ở đâu?

Người dân không biết đâu là thực phẩm an toàn - Ảnh: Châu Anh
Người dân không biết đâu là thực phẩm an toàn

BS Phương nhận định để giải tỏa nỗi lo sợ của người dân thì việc đầu tiên là tuyên truyền hiệu quả những thông tin về bảo vệ sức khỏe. Người dân biết được nhiều thì họ sẽ bớt lo lắng. Thứ hai là khâu quản lý của Nhà nước cũng phải chặt chẽ hơn.

Đồng tình với ý kiến này, BS Cao Xuân Minh nhấn mạnh: “Vấn đề nằm ở khâu quản lý của Nhà nước cũng như trong nhận thức của người sản xuất và hộ kinh doanh thực phẩm”.

“Cơ quan nhà nước phải giám sát, kiểm định chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Không thể cứ để người tiêu dùng bị đẩy vào thế bị động, phải mua thức ăn ngoài thị trường mà không có cách gì cụ thể để nhận biết được đâu là thực phẩm sạch. 

Tại TP.HCM, số cửa hàng dám bảo đảm thực phẩm của họ là an toàn chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vậy thì người dân chỉ còn cách nhắm mắt mà ăn thôi” - BS Minh nói.

BS Lê Quang Hào chia sẻ người dân không nên hoang mang thái quá vì hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu chi tiết nào về sự liên quan trực tiếp của thực phẩm nhiễm bẩn tới bệnh ung thư. Một số chất kích thích đã được chứng minh gây bệnh ung thư nhưng phần lớn vẫn chưa có chứng minh cụ thể.

“Nếu chưa có báo cáo, thống kê chính thức thì chưa thể kết luận được. Nhưng điều không đó không đồng nghĩa ngành y tế không phải khẩn trương để có những nghiên cứu sâu về việc này” - BS Hào nêu ý kiến.

Bạn đọc Bích Huệ cho biết chính việc buông lỏng công tác quản lý trong thời gian dài dẫn đến khó xử lý, sản phẩm kém chất lượng, chứa hoạt chất gây hại vẫn tràn lan, ảnh hưởng nhiều cho đời sống, kinh tế người dân.

Theo giáo sư Nguyễn Chấn Hùng, 40% số ca ung thư có thể phòng ngừa. Ung thư chỉ phát sinh khi ăn thực phẩm không tốt lặp đi lặp lại chứ không phải phát bệnh do lỡ ăn một vài lần. Người dân cần điều chỉnh lối sống như ngưng hút thuốc lá (chứa 60 chất gây ung thư), bỏ thói quen ăn nhiều thịt chiên, nướng, nhiều chất béo…

Nguồn TTO

(责任编辑:Cúp C1)

推荐文章
热点阅读