Theo quy định pháp luật hiện hành, ô tô bị hỏng hóc, chết máy khi đang lưu thông trên đường mà không thể di chuyển được có thể được xem là sự việc bất khả kháng. Do đó, tài xế sẽ không bị xử phạt về hành vi cản trở giao thông.
Tuy nhiên, Khoản 3 điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định, người điều khiển phương tiện khi dừng, đỗ xe trên đường bộ phải có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết.
Trường hợp xảy ra tai nạn (xe khác đâm vào xe đang dừng đỗ do gặp sự cố), cơ quan chức năng sẽ xem xét tới yếu tố lỗi của mỗi bên, xem lái xe ô tô đã sử dụng đầy đủ các biện pháp cứu hộ, cảnh báo chưa.
Còn lái xe bị nạn có chú ý quan sát trong tình huống trên để nhận diện có chướng ngại vật phía trước không, tốc độ của xe bị nạn và phần đường mà xe đó lưu thông đã đúng quy định chưa, điều kiện thời tiết có ảnh hưởng tới tầm nhìn của lái xe.
Từ việc xác định yếu tố lỗi sẽ làm căn cứ để xác định được trách nhiệm bồi thường.
Nếu lái xe bị nạn do thiếu chú ý quan sát, chạy quá tốc độ dẫn đến tai nạn thì sẽ được xác định là có một phần lỗi. Trong trường hợp này, xe ô tô gặp sự cố được xác định là chướng ngại vật, tất cả phương tiện tham gia giao thông qua đây phải chú ý quan sát, giảm tốc độ để tránh xảy ra va chạm.
Nếu người điều khiển phương tiện giao thông khác thiếu chú ý quan sát, không giảm tốc độ dẫn đến tai nạn thì họ là người có lỗi và phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả tai nạn xảy ra.
Nếu sau khi dừng đỗ xe, người điều khiển xe ô tô gặp sự cố không có tín hiệu cảnh báo cho người điều khiển phương tiện khác biết và không đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe cho người khác biết nghĩa là họ đã có hành vi dừng đỗ xe sai quy định.
Tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả mà cá nhân này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, thậm chí có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ngoài ra, tài xế còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tài sản cho người bị thiệt hại theo Điều 589, điều 590 BLDS 2015.
Như vậy, theo quy định hiện hành, xe ô tô bị hỏng chết máy đột ngột phải dừng đỗ giữa lòng đường là sự cố bất ngờ.
Nếu ngay sau khi xe gặp sự cố buộc phải dừng đỗ trên đường, người điều khiển phương tiện đã thực hiện các biện pháp như có tín hiệu, dựng chướng ngại vật cảnh báo cho người điều khiển phương tiện khác biết nhằm báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe cho người khác biết thì sẽ có thể không có lỗi và không phải chịu trách nhiệm bồi thường.
- 100 điểm sạt lở trên Quốc lộ 32, chưa thể thông tuyến qua Mù Cang Chải
- Cục Thuế Hà Nội hỗ trợ doanh nghiệp triển khai hoá đơn điện tử
- Đăng Dương, Việt Hoàn, Trọng Tấn hội ngộ trong chương trình đặc biệt
- NSND Lệ Thủy lên tiếng khi bị giả mạo hát ca ngợi Tịnh thất Bồng Lai
- Vụ tai nạn máy bay thảm khốc tại Hàn Quốc: Số người thiệt mạng lên tới 179
- Đừng làm mẹ cáu tập 5: Hạnh lột xác, vừa đến xin việc đã khẩu chiến với Quân
- Vợ chồng Bình Minh thắm thiết, Hương Giang kiêu sa mặc áo dài diễn vedette
- Thú vị căn nhà sàn bạc tỷ Mạc Văn Khoa xây tặng bố mẹ khiến dân tình ngưỡng mộ
- Nhận định, soi kèo Al Najma vs Abha, 19h30 ngày 6/1: Cửa trên thắng thế
- Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam miễn phí vé tham quan
- Hơn 25.000 trường hợp vi phạm bị xử phạt theo Nghị định 168 trong 2 ngày đầu năm
- Tiger Remix 2023
- Đợt phim Kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng, mừng Xuân Canh Tý 2020
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Thuốc BÁC BẮC có dấu hiệu giả mạo
- Sửng sốt với loài ốc quý hiếm nhất thế giới được tìm thấy sau 31 năm
- Từ tháng 7/2020, đường sắt chạy thêm nhiều tàu du lịch
- Chứng khoán 14/5: Sẽ có phân hóa rõ hơn giữa các dòng cổ phiếu
- Thắt chặt hợp tác khoa học công nghệ Việt Nam
- Phát huy giá trị lịch sử trong phát triển du lịch
- Ăn gì, chơi gì khi đến du lịch tại đảo ngọc Phú Quốc?
随便看看
- Copyright © 2025 Powered by 【keo bong da5】Xe hỏng đậu giữa đường, tài xế có bị phạt vì cản trở giao thông?,88Point sitemap