【đội hình ogc nice gặp rc lens】Doanh nghiệp Việt Nam đã khai thác có hiệu quả cơ hội tại thị trường CPTPP

Thuế XK sang Malaysia theo Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực từ 29/11/2022
Chủ động tận dụng ưu đãi của doanh nghiệp Việt Nam trong CPTPP
Xuất khẩu dệt may kỳ vọng 45-47 tỷ USD trong 2023
Toàn cảnh tọa đàm.
Toàn cảnh tọa đàm.

Thông tin được đưa ra tại “Hội nghị tổng kết 3 năm thực thi Hiệp định CPTPP với chủ đề Tận dụng ưu thế của người đi đầu” theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến, do Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) và Tạp chí Công Thương phối hợp tổ chức ngày 26/12.

Cụ thể, năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên CPTPP đạt khoảng 45,7 tỷ USD, tăng 18,1% so với năm 2020. Ở chiều ngược lại, tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ các nước thành viên CPTPP đạt khoảng 45,5 tỷ USD, tăng khoảng 37,6 % so với năm 2020.

Trong 10 tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các nước thành viên CTPPP đạt 88,1 tỷ USD, tăng khoảng 19,2% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường các nước thành viên CPTPP đạt 45,1 tỷ USD, tăng 22,1% so với cùng kỳ; kim ngạch nhập khẩu từ các nước thành viên CPTPP đạt khoảng 43 tỷ USD, tăng khoảng 16,26% so với cùng kỳ.

Đáng chú ý, xuất nhập khẩu sang thị trường các nước đối tác mà Việt Nam chưa có FTA trước đó gồm Canada và Mexico có kim ngạch tăng trưởng ấn tượng. Cụ thể, trong 10 tháng năm 2022, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang Canada đạt khoảng 6 tỷ USD, tăng 24,1% so với cùng kỳ năm 2021. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang Mêxico đạt khoảng 4,6 tỷ USD, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2021.

Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, thời gian qua, Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành đã chủ động, tích cực triển khai nhiều biện pháp bao gồm: ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để thực thi Hiệp định CPTPP; tăng cường phổ biến, tuyên truyền với nhiều hình thức đa dạng, phong phú; tích cực trao đổi với các nước thành viên CPTPP để kịp thời xử lý những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực thi.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng chủ động phối hợp với các bộ, ngành và với các nước thành viên trong trao đổi về việc mở rộng Hiệp định CPTPP khi thời gian gần đây, một số nền kinh tế đã chính thức nộp đơn xin gia nhập bao gồm: Vương quốc Anh, Trung Quốc, Đài Loan, Ecuador, Costa Rica và Uruguay”.

Tại 2 phiên tọa đàm và đối thoại trực tiếp với chủ đề “Tự tin chinh phục thị trường” và “Tăng tốc trên xa lộ”, các diễn giả đã chia sẻ về những tác động tích cực của CPTPP đối với tăng trưởng kinh tế - thương mại Việt Nam trong 3 năm qua; những thuận lợi, khó khăn và giải pháp của Việt Nam trong quá trình tận dụng cơ hội từ hiệp định, đặc biệt là khai thác hiệu quả thị trường mới của khu vực châu Mỹ.

Bên cạnh đó là những câu chuyện kinh nghiệm của doanh nghiệp trong tiếp cận thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn và yêu cầu của thị trường các nước trong CPTPP; sự hỗ trợ của cơ quan quản lý, kết nối của cơ quan thương vụ và vai trò chủ động của doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng.

Nhà cái uy tín
上一篇:Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Quyết tâm đổi mới mạnh mẽ vì sự phát triển của đất nước
下一篇:Thời tiết Miền Bắc và Trung Bộ vào đợt mưa lớn kéo dài