【tỉ số monaco】Người dân đến khám bệnh tại trạm y tế: Ngày càng nhiều
Người dân đến khám bệnh tại trạm y tế ngày càng nhiều
Cơ sở hạ tầng khang trang
Trên địa bàn tỉnh,ườidânđếnkhámbệnhtạitrạmytếNgàycàngnhiềtỉ số monaco không có trạm y tế nào không tầng hóa, không khang trang sạch sẽ. Điều này cho thấy sự quan tâm rất lớn của tỉnh trong chiến lược tập trung đầu tư cho tuyến y tế cơ sở ban đầu.
Tại Trạm Y tế xã Phong An, huyện Phong Điền, bác sĩ Trương Thị Mỹ Phúc cho hay: “Nhìn chung cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực ở trạm y tế đáp ứng tốt cho công tác khám, chữa bệnh ban đầu cho nhân dân trong xã. Trạm xây dựng hai tầng, trang cấp các máy móc hiện đại, đội ngũ y tế được bổ sung đầy đủ các chức danh: bác sĩ, y sĩ, nữ hộ sinh, dược... Đây là điều kiện quan trọng để chúng tôi thực hiện các nhiệm vụ chức năng y tế tại địa phương”.
Tại Trạm Y tế xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, bác sĩ trưởng trạm Hoàng Trọng Chiến chia sẻ: “Cũng nhờ tầng hóa nên trong cơn lụt tháng 11 vừa qua, mặc dù ở đây vùng thấp trũng, nước dâng cao, song các thiết bị, dụng cụ y tế chẳng ảnh hưởng gì, chúng tôi chẳng phải lo dọn dẹp, kê bàn ghế như trước đây, khi trạm chưa được tầng hóa mỗi khi lũ lụt về”.
Theo Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Nam Hùng, Giám đốc Sở Y tế: “Bằng nguồn vốn của dự án AP (Hoa Kỳ) tài trợ, vốn đối ứng cũng như ngân sách tỉnh tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng cho tuyến y tế cơ sở, đến nay, 100% trạm y tế trên địa bàn toàn tỉnh được tầng hóa kiên cố, được trang bị các thiết bị y tế hiện đại, gồm: máy siêu âm, máy điện tim, máy xét nghiệm sinh hóa, máy khí dung, có nơi còn được trang bị thêm máy test nhanh đường máu. Các bác sĩ trưởng trạm đều được cử đi đào tạo, cấp chứng chỉ sử dụng các thiết bị y tế hiện đại để về triển khai thực hiện tại địa phương”.
Thu hút nhiều bệnh nhân
Thông qua chiến lược đào tạo đội ngũ, tuyển dụng mới, đến nay, đội ngũ y tế tuyến xã được bổ sung khá đầy đủ, đúng chức danh. Hiện tổng số cán bộ, nhân viên y tế của 152 trạm y tế cấp xã trên địa bàn tỉnh là 1.011 người. Hầu hết các trạm y tế đều có bác sĩ đa khoa. Nhiều trạm y tế ở huyện A Lưới có hai bác sĩ (trừ một số trạm y tế của TP. Huế, huyện Quảng Điền chưa kịp bổ sung được bác sĩ, nhưng được luân chuyển bác sĩ từ các nơi khác về trạm một tuần 3 buổi) để phục vụ khám, chữa bệnh ban đầu cho nhân dân. Nhờ vậy, số lượng bệnh nhân đến khám, chữa bệnh ban đầu tại các trạm y tế ngày một đông hơn.
Trung bình mỗi năm, mỗi trạm y tế thực hiện khám, chữa bệnh với số lượng từ vài ngàn người đến hơn chục ngàn người. Nhiều trạm y tế quá tải trong công tác khám, chữa bệnh như Trạm Y tế Lộc Bổn (năm 2016: 11.990 lượt khám, 6 tháng đầu năm 2017: 5.025 lượt khám; Trạm Y tế Phong An (năm 2016: 10.590 lượt khám, 6 tháng đầu năm 2017: 7.036 lượt khám); Trạm Y tế xã Quảng Phước (năm 2016: 12.969 lượt khám, 6 tháng đầu năm 2017: 7.267 lượt khám)...
Trò chuyện với tôi, nhiều bác sĩ trưởng trạm y tế cho hay: Trạm y tế bây giờ rất được nhân dân tín nhiệm bởi điều trị có hiệu quả. Vì vậy, lượng khám bệnh đôi khi khiến bác sĩ cũng kham không nổi. Quy định mỗi bác sĩ mỗi ngày khám từ 30 – 40 bệnh nhân, nhưng có khi khám một ngày từ 70 – 80 bệnh nhân nên việc quên cả ăn trưa là chuyện rất bình thường.
Một khó khăn rất lớn hiện nay của trạm y tế cấp xã là khối lượng công việc quá nhiều, ngoài công tác khám, chữa bệnh, trạm y tế còn phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ khác, như: tổ chức truyền thông sức khỏe, y tế cộng đồng, giám sát an toàn vệ sinh thực phẩm, tiêm chủng mở rộng, phòng chống HIV/AIDS... thế nhưng chế độ chính sách còn quá khó khăn. Hàng năm, mỗi trạm y tế ngoài lương ra, chỉ được cấp kinh phí hoạt động thường xuyên khoảng 35,6 triệu đồng, trong lúc đó nhiệm vụ chi quá nhiều như tập huấn, truyền thông, tuyên truyền phòng chống dịch, công tác phí, điện, nước, internet, văn phòng phẩm...
Tiền khám, chữa bệnh chỉ được phép giữ lại rất thấp. Mỗi ca khám bệnh được 29.000 đồng, song trạm y tế chỉ giữ lại được 7.000 đồng (số còn lại nộp lên trên), nhưng số tiền này phải trích lập quỹ, như trích 35% vào quỹ lương, trừ chi phí vật tư tiêu hao, trích quỹ khen thưởng, sửa chữa nhỏ... nên số tiền còn lại để hỗ trợ cho cán bộ y tế tại trạm còn khoảng chưa đến 2.000 đồng/ca bệnh. Điều này rất thiệt thòi cho cán bộ ở trạm y tế.
Với chức năng, nhiệm vụ ngày càng nhiều, hiệu quả hoạt động đã rõ, mong sao ngành y tế tiếp tục quan tâm nhiều hơn đến trạm y tế, nhất là về nguồn nhân lực và chế độ đãi ngộ để đội ngũ này yên tâm công tác và cống hiến nhiều hơn cho xã hội.
Gia Hân
(责任编辑:World Cup)
- ·Làm rõ thông tin giảm 90% diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải
- ·Xác định đội bóng đầu tiên vượt qua vòng loại U17 châu Á 2025
- ·Bảng xếp hạng FIFA tháng 10: Thứ hạng tuyển Việt Nam thấp nhất 8 năm qua
- ·Tái hiện ấn tượng các CLB V.League trong đoạn phim về mùa giải 2024
- ·Hơn 25.000 trường hợp vi phạm bị xử phạt theo Nghị định 168 trong 2 ngày đầu năm
- ·Tuyển thủ Việt Nam lỡ hẹn với AFF Cup 2024
- ·Trực tiếp bóng đá Hòa Bình 0
- ·Thực hư thông tin Nguyễn Xuân Son kịp dự AFF Cup 2024
- ·Cathay Life góp sức trồng hơn 3.500 cây tại Vườn quốc gia Thanh Hóa
- ·Nhà vô địch AFF Cup 2008 động viên Nguyễn Filip và Đặng Văn Lâm
- ·Đề xuất xây khu tái định cư nứt đất ở Đắk Nông
- ·Bị FIFA cấm chuyển nhượng, HAGL đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc
- ·Cao thủ hàng đầu thế giới cả sự nghiệp chỉ thua 1 trận vì dùng đòn cấm
- ·Jose Mourinho nhận thẻ đỏ, Man Utd vẫn không thắng Fenerbahce
- ·Lỗi bảo mật trên Android giúp qua mặt mật mã khóa màn hình
- ·HLV U17 Việt Nam: 'Rất tiếc khi bàn thắng không đến'
- ·Trần Thị Thanh Thúy lần đầu ra sân ở giải bóng chuyền nữ VĐQG Thổ Nhĩ Kỳ
- ·Saliba nhận thẻ đỏ, Arsenal thua sốc Bournemouth
- ·SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng đạt mức 15% trong năm 2025
- ·Bảng xếp hạng FIFA tháng 10: Thứ hạng tuyển Việt Nam thấp nhất 8 năm qua