Ứng dụng chuyển đổi số nhân rộng tinh thần “tương thân tương ái”
Khi dịch Covid-19 bùng phát tại TP.HCM,ìnlạinhữnggiảiphápcôngnghệgópcôngmạnhmẽđẩylùidịchbệtin bóng đá mu hàng trăm con hẻm, khu phố bị phong tỏa, cách ly, đã khiến cuộc sống của người dân xáo trộn, thiếu thốn lương thực, thực phẩm. Trước những khó khăn đó, hàng chục tổ chức, cá nhân đã đứng ra làm công tác thiện nguyện bằng cách tìm đến các khu phong tỏa, cách ly trao tặng cho người dân.
Tuy nhiên, cách làm này đã bộc lộ một số nhược điểm nhất định với những khó khăn do phải di chuyển liên quận, nhất là trong giai đoạn giãn cách. Những ứng dụng sử dụng công nghệ bản đồ trong việc cứu trợ người dân như SOSmap.net hay Zalo Connect đã lần lượt ra đời để các cá nhân, tổ chức có thể giúp đỡ nhiều hoàn cảnh khó khăn xung quanh nơi mình sinh sống.
Để rồi, sau hơn 2 tháng kể từ khi ra mắt, SOSmap đã có hơn 43.000 lượt giúp đỡ và cần được trợ giúp, trong đó số lượt đăng ký đã được hỗ trợ tương đương 30.000 hộ gia đình. Còn với Zalo Connect, có 500.000 lượt yêu cầu giúp đỡ, lan tỏa yêu thương, nhân rộng tinh thần “tương thân tương ái”, giúp hơn 100.000 gia đình trên cả nước nhận được hỗ trợ vượt qua giai đoạn khó khăn.
Đánh giá hiệu quả của các ứng dụng này, chia sẻ trong một buổi toạ đàm trực tuyến, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng khẳng định, những nền tảng có nhiều người sử dụng sẽ phát huy được ý nghĩa lớn trong bối cảnh phòng chống dịch bệnh. Như Zalo, hàng tháng có 65 triệu người dùng. Khi phát triển Zalo Connect, Bộ TT&TT thấy nó đã thể hiện được hiệu quả. Trong 15 ngày triển khai đã ghi nhận khoảng 320 nghìn lượt đề nghị trợ giúp.
“Có thể thấy các nền tảng như vậy đã phát huy được hiệu quả trong thời gian dịch bệnh Covid-19 vừa qua”, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng nhấn mạnh.
Giải pháp tổng đài “trên mây” giúp y bác sĩ chăm sóc bệnh nhân F0 từ xa
Đầu năm 2022, giải thưởng Tech Awards 2021 đã ghi nhận 6 giải pháp Công nghệ Việt sáng tạo trong năm qua, bên cạnh những giải thưởng dành cho các công ty công nghệ, mạng lưới thầy thuốc đồng hành đã được vinh danh vì sự đổi mới, sáng tạo trong công tác phòng chống dịch bệnh, nhờ sự kết hợp giữa yếu tố chuyên môn y tế của các bác sĩ và sự hỗ trợ công nghệ thông qua giải pháp tổng đài “trên mây” Callio.
Mạng lưới quy tụ hơn 15.000 tình nguyện viên là bác sĩ và nhân viên y tế, ứng dụng công nghệ tổng đài “trên mây” để hàng nghìn bác sĩ chủ động gọi cho bệnh nhân đang điều trị tại nhà. Trong giai đoạn một (22/07 - 10/10), tổng đài đã thăm khám và sàng lọc xác định nguy cơ cho hơn 370.000 bệnh nhân Covid-19, chiếm đến 42% số F0 cả nước.
Nhờ giải pháp của Callio, các cuộc gọi của các y bác sĩ mạng lưới thầy thuốc đồng hành đã mang nhiều ý nghĩa cho bệnh nhân, giúp họ vượt qua giai đoạn khó khăn. Nhất là trong bối cảnh tổng đài vật lý của TP.HCM thời điểm dịch bệnh căng thẳng mỗi ngày chỉ có thể nhận được khoảng 2.000 cuộc gọi và có khoảng 38.000 cuộc gọi nhỡ, không loại trừ những trường hợp cần sự hỗ trợ y tế khẩn cấp.
Ngoài việc tiếp nhận thông tin và không bỏ sót bất kỳ trường hợp nào cần đến sự trợ giúp y tế, Callio.vn còn sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) nhận diện giọng nói từ Google, cho phép chuyển đổi cuộc gọi thành văn bản, từ đó các y, bác sĩ tình nguyện có thể tư vấn từ xa cho người bệnh; lưu trữ, chia sẻ kết quả qua các cấp, tránh trùng lặp đối tượng. Hệ thống giúp tối ưu kịch bản chăm sóc, phác đồ điều trị người bệnh theo tình trạng cụ thể, từ đó phân cấp cho các bác sĩ phù hợp.
Do nền tảng “tổng đài trên mây” đã có sẵn nên Callio có thể dễ dàng thiết lập hơn khi triển khai. Như trong giai đoạn cao điểm của dịch Covid-19, hệ thống có thể đáp ứng 40.000 - 50.000 cuộc gọi vào mạng lưới mỗi ngày và phục vụ hơn 10.000 bác sĩ. Đây là một con số mà hệ thống tổng đài truyền thống rất khó đáp ứng hoặc với chi phí rất lớn.
Ứng dụng truy vết giúp phát hiện nhanh các ca nghi nhiễm
Theo Trung tâm Công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 quốc gia (Bộ TT&TT), công tác truy vết phụ thuộc rất nhiều nguyên nhân, cả chủ quan, khách quan của người "điều tra viên" và các F, sự hợp tác, cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ. Vì vậy, việc truy vết bằng công nghệ thông qua ứng dụng truy vết tiếp xúc gần và quét mã QR sẽ góp phần khắc phục những hạn chế trên.
Như tại Hà Nội, sau 1 giờ, nền tảng hỗ trợ truy vết của Trung tâm đã truy vết tự động được hàng nghìn trường hợp liên quan đến Công ty Thực phẩm Thanh Nga. Nếu áp dụng theo cách truyền thống, thủ công thì khó có thể tìm ra nhanh, chính xác như khi sử dụng ứng dụng truy vết.
Hay tại Bắc Giang và Bắc Ninh, tại thời điểm tháng 10/2021, khi tình hình dịch căng thẳng trở lại, lãnh đạo 2 địa phương cho biết, đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để sớm kiểm soát được dịch, trong đó, có việc áp dụng công nghệ giúp khoanh vùng, dập dịch nhanh hơn thông qua việc quét mã QR code qua PC-Covid.
“Các dữ liệu từ quét mã QR trên PC-Covid đã hỗ trợ đắc lực trong công tác chống dịch. Từ dữ liệu này chúng tôi có thể nắm được là có bao nhiêu người xuất hiện cùng ca F0 tại địa điểm, thời gian cụ thể đó và lên được phương án khoanh vùng, dập dịch và có thông báo đến những trường hợp liên quan”, đại diện Sở TT&TT Bắc Ninh cho biết thêm.
Với việc dịch bệnh đã có nhiều thay đổi khi các biến thể Delta và Omicron xuất hiện và lây lan nhanh hơn rất nhiều, các nhà nghiên cứu trên thế giới không thể chắn chắn về tác động của các ứng dụng truy vết tiếp xúc trong các đợt bùng phát dịch trong tương lai, nhưng những diễn biến trong giai đoạn đầu dịch Covid-19 mới bùng phát cho thấy công nghệ giúp hạn chế virus lây lan. Do đó, trong tương lai, những ứng dụng này có thể sẽ tiếp tục được sử dụng để giảm số ca mắc Covid-19 hoặc bất kỳ dịch bệnh nào nếu cần thiết.
Phương Dung