【bóng đá tv.com】AEC gia tăng áp lực cạnh tranh cho thị trường tài chính Việt Nam
“Tự do”
Ngày 22-11-2015,ăngáplựccạnhtranhchothịtrườngtàichínhViệbóng đá tv.com các nhà lãnh đạo ASEAN đã ký Tuyên bố Kuala Lumpur 2015 về thành lập Cộng đồng ASEAN trong đó có Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). Việc hình thành AEC sẽ tạo ra một thị trường chung và không gian sản xuất thống nhất, một khu vực kinh tế cạnh tranh, phát triển kinh tế đồng đều và hội nhập kinh tế toàn cầu trên nền tảng phát triển nguồn nhân lực, khoa học kỹ thuật. Với những mục tiêu đó, AEC sẽ mang lại nhiều cơ hội cho thị trường hàng hóa, thu hút đầu tư và đặc biệt là thúc đẩy phát triển, hội nhập thị trường tài chính. |
Trước hết là việc xây dựng khu vực tự do lưu chuyển với các dịch vụ tài chính như dịch vụ thuế, kế toán kiểm toán, chứng khoán, bảo hiểm thông qua xóa bỏ hạn chế và tạo thuận lợi đối với thương mại dịch vụ, các biện pháp đối với dịch vụ tài chính. Theo ông Tuấn Anh, đây là thành tố quan trọng trong hiện thực hóa AEC. Nhiều hạn chế sẽ được dỡ bỏ để các nhà cung cấp dịch vụ ASEAN “vươn ra” trong nội khối cũng như thành lập các công ty vượt qua khỏi biên giới quốc gia trong phạm vi khu vực. Tự do lưu chuyển dịch vụ tài chính trong ASEAN được thực hiện theo mô hình riêng với tự do hóa dịch vụ nói chung và theo nguyên tắc đảm bảo sự phát triển, ổn định của thị trường tài chính. Tự do hóa dịch vụ tài chính sẽ được thực hiện theo mô hình ASEAN-X, theo đó, các nước ở mức độ sẵn sàng sẽ thực hiện trước và các nước khác sẽ tham gia sau khi phù hợp. Quá trình tự do hóa dịch vụ tài chính phải phù hợp với mục tiêu chính sách của quốc gia và trình độ phát triển kinh tế tài chính của từng nước thành viên. Như vậy, tự do hóa dịch vụ tài chính mang tính thận trọng hơn so với những dịch vụ nói chung, sẽ dỡ bỏ dần các hạn chế theo phân ngành và phương thức do các thành viên thực hiện.
Về tự do hóa hơn lưu chuyển vốn, đại diện Vụ Hợp tác quốc tế cho biết: AEC xác định ra 2 trụ cột cho vấn đề này là tăng cường hội nhập, phát triển thị trường vốn ASEAN và tạo điều kiện hơn cho luân chuyển vốn thông qua dỡ bỏ hoặc nới lỏng các hạn chế đối với thanh toán, chuyển tiền các giao dịch vãng lai, đầu tư trực tiếp nước ngoài, phát triển thị trường vốn. Tới nay, ASEAN triển khai các sáng kiến liên quan đến phát triển thị trường vốn như phát triển cơ sở hạ tầng thị trường vốn hướng tới chuẩn mực chung; thực hiện kết nối giao dịch và sau giao dịch, liên kết thông tin giữa các Sở Giao dịch chứng khoán để tạo thương hiệu riêng ASEAN,… Tất cả các sáng kiến nhằm tăng cường sức hấp dẫn của ASEAN như một trung tâm huy động vốn.
Ngoài ra, để thúc đẩy hội nhập sâu hơn, các nước ASEAN đã ký kết và triển khai Hiệp định công nhận lẫn nhau (MRA) đối với một số chuyên ngành dịch vụ và sẽ tiếp tục mở rộng đàm phán các MRA mới trong tương lai nhằm tạo thuận lợi cho sự di chuyển của người lao động có tay nghề. Các MRA được ký kết sẽ công nhận bằng cấp, trình độ của lao động có kỹ năng trong ASEAN ở 8 lĩnh vực, trong đó có một số lĩnh vực dịch vụ tài chính. Động thái này sẽ khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển của thể nhân trong thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư như tạo thuận lợi cấp visa, cấp phép lao động ASEAN, hài hòa hóa các quy định liên quan đến năng lực, chuyên môn, từ đó tạo ra sự tự do lưu chuyển cho các lao động kỹ năng trong ASEAN.
Áp lực
Việc AEC hình thành hứa hẹn nhiều cơ hội phát triển cho các thị trường tài chính Việt Nam song cũng đem đến không ít thách thức.
Phân tích những thách thức đó trên từng thị trường chuyên ngành, bà Lê Thị Thùy Vân - Trưởng ban Phát triển thị trường tài chính, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Bộ Tài chính cho hay: Sự tham gia của các định chế tài chính, các tập đoàn tài chính lớn vào thị trường sẽ làm gia tăng áp lực cạnh tranh cho thị trường tài chính trong nước. Không chỉ Việt Nam, các nước đang phát triển khác trong ASEAN khá lo ngại về việc mở cửa thị trường tài chính bởi khoảng cách giữa các tổ chức tài chính trong nước với các nước phát triển khá lớn. Việc mở cửa có thể dẫn tới sự sụp đổ của các tổ chức tài chính nội địa. Khi mục tiêu tự do luân chuyển dịch vụ và lao động trong khối AEC được thực hiện, các quốc gia có nền kinh tế phát triển hơn như Singapore, Thái Lan, Malaysia sẽ được hưởng lợi nhiều hơn từ dịch vụ tài chính – ngân hàng. Do đó, các định chế trung gian tài chính Việt Nam sẽ bị đặt trong môi tường cạnh tranh khốc liệt.
Bên cạnh đó, nếu AEC hoàn thành mục tiêu tự do luân chuyển về vốn, Việt Nam sẽ phải đối mặt với thách thức trong việc kiểm soát dòng vốn “chạy ra, chạy vào”. Sự gia tăng dòng vốn, nhất là từ nước ngoài, cũng làm tăng mối lo về bong bóng giá tài sản cũng như việc điều hành chính sách tiền tệ độc lập. Dòng vốn được tự do luân chuyển cũng sẽ làm tăng nguy cơ đảo chiều, rút vốn đột ngột, đặc biệt với quy mô lớn sẽ gây mất ổn định đối với thị trường tài chính.
Với thị trường chứng khoán, theo bà Lê Thị Thùy Vân, thách thức lớn là hoàn thành chương trình “Liên kết giao dịch ASEAN” để các nhà đầu tư có thể giao dịch xuyên biên giới trên nhiều thị trường khác nhau trong ASEAN. Thách thức này đối với Việt Nam cũng là thách thức chung của toàn khu vực vì sự khác biệt về khuôn khổ pháp lý, sự thiếu hợp nhất của hệ thống giao dịch giữa các quốc gia, thậm chí trong một quốc gia hay chi phí thu thập thông tin về thị trường còn quá cao dẫn đến sai lệch, đầu tư kém hiệu quả,...
Đối với thị trường ngân hàng, để đón đầu AEC, nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) tại các nước ASEAN đã phát triển văn phòng đại diện, mở chi nhánh hoặc thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài ở Việt Nam như Ngân hàng Kasikorn của Thái Lan, Ngân hàng UBO Singapore, Ngân hàng Maybank Malaysia,… Đây là động thái tích cực nhưng cũng là “áp lực” cho các ngân hàng nội địa. Áp lực dễ thấy trước hết là quy mô của các NHTM trong nước còn quá nhỏ so với khu vực. Số liệu thống kê năm 2014 cho thấy, tổng tài sản của một số NHTM lớn nhất Việt Nam chỉ dao động ở mức 25-30 tỷ USD, bằng 1/10 quy mô tài sản của UBO Singapore (306 tỷ USD), 1/5 của Maybank Malaysia (146 tỷ USD), 1/3 của Kasikorn Thái Lan (72,5 tỷ USD). Không chỉ nhỏ về quy mô, các NHTM Việt Nam còn có sự phát triển không đồng đều, sự hạn chế trong chất lượng dịch vụ và công nghệ so với các nước AEC, đặc biệt là so với các nước ASEAN-5. Ngoài ra, hội nhập AEC cũng đặt ra nhiều thách thức đối với công tác điều hành, giám sát hoạt động ngân hàng để đảm bảo vận hành an toàn, hiệu quả của hệ thống ngân hàng nói chung và hệ thống tài chính nói riêng.
Với thị trường bảo hiểm, mặc dù Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể, song nếu đánh giá theo Chỉ số tự do hóa ASEAN Milliman, Việt Nam chỉ đứng thứ 7/10 nước ASEAN với số điểm 40/100. Điều này sẽ tạo nên áp lực về sự thay đổi, thể chế chính sách của chính Việt Nam khi các quốc gia trong khu vực đã và đang ngày càng hoàn thiện chính sách tự do hóa nhanh hơn.
Thách thức cuối cùng cũng không kém phần quan trọng, đại diện Viện Chiến lược và Chính sách tài chính chia sẻ, là năng lực của hệ thống giám sát rủi ro hệ thống tài chính, đặc biệt trong bối cảnh dòng vốn được tự do luân chuyển sẽ làm tăng nguy cơ đảo chiều rút vốn đột ngột. Với một thị trường chung cho toàn ASEAN, việc nhận diện và giám sát rủi ro hệ thống tài chính là yêu cầu thiết yếu ở mọi quốc gia, nhất là các nước mới phát triển thể chế tài chính thị trường. “Do vậy, giám sát thị trường tài chính và hệ thống tài chính trong bối cảnh hội nhập sẽ là thách thức không nhỏ đối với hệ thống giám sát của Việt Nam” – bà Vân nói.
Có thể nói, AEC thành lập, tự do hóa thị trường tài chính trong ASEAN sẽ tạo ra hiệu ứng mạnh mẽ. Tuy nhiên, đứng trước những thách thức đó, để giảm thiểu rủi ro hội nhập cũng như đối mặt với quá trình tự do hóa dòng vốn và tự do hóa thị trường tài chính, Việt Nam cần duy trì các quy định về an toàn tài chính, nâng cao năng lực giám sát thị trường tài chính nhằm đối phó kịp thời với những biến động. Bên cạnh đó, tiên quyết chính là sự tăng cường vai trò của cơ quan Nhà nước trong việc công bố thông tin và vai trò của các Hiệp hội trong việc làm cầu nối giữa DN với các cơ quan quản lý.
(责任编辑:Cúp C1)
- Cảnh sát giao thông xử lý 15 trường hợp gây mất trật tự
- Dự đoán tỷ số World Cup 2022 Croatia vs Brazil theo chuyên gia
- Phái sinh: Hợp đồng tháng 6 lấy lại mức chênh lệch dương so với chỉ số cơ sở
- Vinicius tri ân Ancelotti ở tứ kết World Cup 2022 Brazil vs Croatia
- Soi kèo góc Perth Glory vs Western United, 17h45 ngày 3/1
- Nhà ga T2 Nội Bài
- Hải quan TP.HCM: Triển khai đồng bộ các giải pháp thu NSNN
- Hải quan TP.HCM: Thủ trưởng đơn vị phải chịu trách nhiệm nếu để nợ thuế nhiều
- Trưởng Công an TP Thủ Đức làm Phó Giám đốc Công an TP.HCM
- Trận chiến ở cao điểm 935 cần được tri ân và vinh danh
- Dự đoán tỷ số World Cup 2022 Hà Lan vs Mỹ
- Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Xử phạt 120 triệu đồng doanh nghiệp vi phạm tài nguyên nước và khoáng sản
- Nhận định, soi kèo Schalke 04 vs FC Aarau, 19h00 ngày 6/1: Tưng bừng bàn thắng
- Khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Thiện Phú, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Xây dựng FLC Faros
- Bão Saola ở phía Đông Bắc đảo Lu
- Phái sinh: Các hợp đồng tương lai tăng rất mạnh, song thanh khoản giảm nhẹ
- "Tú ông" điều hành đường dây mại dâm có chân dài đi khách giá 15 ngàn USD/lượt
- Ngành Hải quan triển khai Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
- Ngày 5/1: Giá cao su trong nước ổn định, sàn giao dịch duy trì mức thấp
- VTR bị phạt do công bố thông tin không đúng thời hạn