Hướng đi mới
Cuối tháng 11 và đầu tháng 12/2023,áctỉnhphíaNamchủđộngchọnlọcđốitácđầutưkeo bóng hàng loạt hoạt động xúc tiến đầu tưnước ngoài được nhiều tỉnh, thành phố phía Nam tổ chức nhằm tận dụng cơ hội khi nhiều đoàn doanh nghiệp nước ngoài đến Vùng kinh tếtrọng điểm phía Nam tìm hiểu cơ hội đầu tư.
Một trong những địa phương tích cực tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư thời gian qua là tỉnh Long An. Liên tiếp trong vòng một tuần từ cuối tháng 11 đến đầu tháng 12/2023, địa phương này liên tục tổ chức các buổi tọa đàm đầu tư với các doanh nghiệpSingapore và Hàn Quốc.
Đối với nhà đầu tư Singapore, Long An mong muốn thu hút xây dựng các khu công nghiệp Việt Nam - Singapore theo hướng bền vững, tiến tới hình thành các hệ sinh thái công nghiệp - đổi mới sáng tạo - đô thị - dịch vụ - công nghệ cao tại tỉnh. Ngoài ra, tỉnh mong muốn doanh nghiệp Singapore đầu tư vào lĩnh vực logistics, chuyển đổi số, năng lượng xanh.
Đến ngày 3/12, tỉnh Long An tiếp tục gặp gỡ tọa đàm với doanh nghiệp Hàn Quốc để mời gọi đầu tư vào lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử, công nghiệp bán dẫn, công nghiệp dược và thiết bị y tế.
Một địa phương khác là Đồng Tháp cũng vừa tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư để mời gọi doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào tỉnh. Với thế mạnh về sản phẩm nông nghiệp, Đồng Tháp mời gọi doanh nghiệp Nhật Bản hợp tác, đầu tư phát triển nguồn giống cây trồng; đầu tư chế biến lúa gạo, xoài, sen…
Cùng với các hoạt động xúc tiến mời gọi doanh nghiệp đến địa phương, trong quý IV năm nay, rất nhiều lãnh đạo các địa phương đã chủ động đi xúc tiến mời gọi đầu tư tại nước ngoài. Bình Dương, TP.HCM, Long An đều chọn thị trường Hoa Kỳ để xúc tiến mời gọi đầu tư vào địa phương. Việc nhiều địa phương chọn Hoa Kỳ để xúc tiến mời gọi đầu tư vì hai nước vừa nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện vào tháng 9/2023.
Thay đổi để có nhiều “quả ngọt” FDI
Nếu như trước đây, các tỉnh, thành phố thường thu hút đầu tư đại trà, thì nay, địa phương chú trọng và chọn lọc thu hút đầu tư vào những lĩnh vực có thế mạnh. Đơn cử, Đồng Tháp, với thế mạnh về các sản phẩm nông nghiệp, địa phương này mời gọi doanh nghiệp Nhật hợp tác, đầu tư phát triển nguồn giống cây trồng; chế biến nông sản như lúa gạo, xoài, sen…
Không chỉ thay đổi cách xúc tiến đầu tư, giờ đây, các địa phương cũng chú trọng và chọn lọc các đối tác mời gọi đầu tư. Theo kế hoạch xúc tiến đầu tư hàng năm, nhiều tỉnh, thành phố phía Nam hướng đến các đối tác đến từ châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc… vì đây là những nước có thế mạnh về công nghệ cao và đang hướng đến đầu tư xanh.
Nhờ thay đổi chiến lược đầu tư và sự chủ động thu hút đầu tư có chọn lọc, một số địa phương phía Nam đã “hái quả ngọt” trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Trong đó phải kể đến Bình Dương, với một số dự ánđầu tư lớn như Dự án hơn 1 tỷ USD của Tập đoàn LEGO, Dự án Trung tâm Thương mại điện tử xuyên biên giới Tập đoàn Warburg Pincus liên doanh với Becamex IDC.
Hay tại Đồng Nai, hàng loạt dự án được nhà đầu tư Hoa Kỳ đề xuất, như Tập đoàn Coherent đề xuất đầu tư 3 dự án công nghệ cao trong lĩnh vực quang học tiên tiến, đo lường và sản xuất linh kiện bán dẫn. Còn Tập đoàn TWG đề xuất đầu tư dự án đô thị thông minh. Mới nhất, đầu tháng 11/2023, đoàn công tác của chính quyền khu vực Montgomery, bang Maryland (Hoa Kỳ) và Hội đồng Doanh nhânViệt Nam - Hoa Kỳ đến Đồng Nai để bàn thảo với lãnh đạo tỉnh về cơ hội đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ sinh học…
Tương tự là TP.HCM. Ngay sau cuộc gặp gỡ giữa ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM với các doanh nghiệp Hoa Kỳ tại “xứ cờ hoa”, một loạt doanh nghiệp như Công ty Energy Capital, Công ty Allotrope Partners… đã hợp thành Liên minh Xanh và ký kết bản ghi nhớ hợp tác với chính quyền TP.HCM để hợp tác đầu tư xây dựng Trung tâm Đổi mới sáng tạo khối tư nhân; hợp tác đầu tư về việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong lĩnh vực giao thông - vận tải…
Rõ ràng, sự chủ động chọn lọc xúc tiến đầu tư của một số tỉnh, thành phố phía Nam đã mang lại hiệu quả tích cực.