您现在的位置是:Cúp C1 >>正文
【kết quả trận hiroshima】Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển tài sản trí tuệ
Cúp C11454人已围观
简介Phát triển tài sản trí tuệ trong doanh nghiệpTheo Cục Sở hữu trí tuệ, trong xu thế phát triển, hội n ...
Phát triển tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp
Theỗtrợdoanhnghiệppháttriểntàisảntrítuệkết quả trận hiroshimao Cục Sở hữu trí tuệ, trong xu thế phát triển, hội nhập kinh tế như hiện nay, doanh nghiệp lớn hay nhỏ khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh dù ít hay nhiều đều liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Quá trình thành lập, tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp cũng có thể xem là quá trình phát triển của tài sản trí tuệ.
Công việc sản xuất kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp luôn được bao quanh bởi những sáng tạo thuộc sở hữu trí tuệ, mà từ đó phát sinh mọi loại quyền theo pháp luật. Tài sản trí tuệ bao gồm khoa học, công nghệ, nghệ thuật sáng tạo đã định dạng cho sự tồn tại, phát triển và tạo ra sự thịnh vượng cho các doanh nghiệp.
Tài sản trí tuệ của một doanh nghiệp thường gồm 3 phần: tiền vốn, tài sản hữu hình (nhà xưởng, trang thiết bị, …), tài sản vô hình. Tài sản vô hình chủ yếu là tài sản trí tuệ, uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp. Thể hiện của tài sản trí tuệ như: thương hiệu /nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, các giải pháp kỹ thuật và công nghệ tiềm ẩn bên trong sản phẩm. Tài sản trí tuệ được xem là thước đo khả năng tồn tại, phát triển và hiệu quả hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp.
Tài sản trí tuệ tác động nhiều đến các hoạt động của doanh nghiệp như trong kinh doanh, sản xuất và nó gắn liền với các hoạt động thương mại; tài sản trí tuệ được sinh lợi thông qua việc góp vốn kinh doanh; mua, bán, trao đổi; tạo thế cạnh tranh.
Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và phát triển tài sản trí tuệ. Ảnh: TL minh họa |
Xác định được giá trị của tài sản trí tuệ, Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016 - 2020 đã được các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp tích cực tham gia và đạt được kết quả nhất định.
Đến nay các doanh nghiệp khi xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh, đã sử dụng các tài sản trí tuệ như nhãn hiệu, sáng chế kiểu dáng công nghiệp… làm đòn bẩy để tìm kiếm nguồn lực đầu tư vào doanh nghiệp.
Cụ thể, trong 5 năm qua, thông qua Chương trình phát triển tài sản trí tuệ, nhiều địa phương, doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư cho sản phẩm của mình để trở thành tài sản trí tuệ được bảo hộ sở hữu trí tuệ và chỉ dẫn địa lý ở trong nước và quốc tế.
Cục Sở hữu trí tuệ cho biết, để tạo điều kiện thuận lợi, mở đường cho việc tiếp cận các thị trường nước ngoài, góp phần khẳng định uy tín, giá trị thương hiệu của các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam trên bình diện quốc tế, cục đã và đang hỗ trợ địa phương và doanh nghiệp bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản cho sản phẩm vải thiều Lục Ngạn, thanh long Bình Thuận và cà phê Buôn Ma Thuột.
Ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Theo ông Trần Lê Hồng – Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu trí tuệ chính là một trong các công cụ mạnh trong đổi mới sáng tạo. Từ đó, tạo các hành lang pháp lý trong việc bảo hộ và bảo vệ tài sản trí tuệ. Đây chính là một loại tài sản quan trọng của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo vì nó giúp tạo ra được thế độc quyền, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, trên thực tế nhiều nhóm khởi nghiệp chỉ tập trung vào hình thành doanh nghiệp, kêu gọi vốn đầu tư, ít chú trọng đến việc tạo lập các tài sản trí tuệ mới, bảo hộ và khai thác các quyền sở hữu trí tuệ; hoặc có bảo hộ và khai thác nhưng chưa hiệu quả.
Để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xây dựng và phát triển tài sản trí tuệ, Cục Sở hữu trí tuệ đã và đang có những nỗ lực trong công tác hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật nhằm góp phần thuận lợi hóa hoạt động của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình sáng tạo, hình thành, khai thác và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Theo đó, Cục Sở hữu trí tuệ đã tiến hành cải cách thủ tục hành chính, các quy trình, thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ được xây dựng theo hướng ngày một đơn giản hóa, thân thiện với người sử dụng và doanh nghiệp. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật được xây dựng, nâng cao chất lượng, xác lập quyền, tăng cường năng lực của hệ thống sở hữu trí tuệ nói chung, nhằm xử lý một cách nhanh nhất và chính xác nhất yêu cầu của người nộp đơn.
Cùng với đó, hệ thống tự động hóa công tác xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp, nộp đơn trực tuyến đang được áp dụng tại Cục Sở hữu trí tuệ, giúp người nộp đơn được tiếp cận thông tin minh bạch, chính xác và thuận tiện. Việc gia nhập các hệ thống đăng ký đơn sở hữu công nghiệp quốc tế, ký kết và phê chuẩn các hiệp định thương mại tự do với nhiều đối tác kinh tế với cấu phần sở hữu trí tuệ chiếm tỷ trọng lớn, đã và đang tạo ra các thuận lợi pháp lý tốt nhất về sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp.
Hiện nay, Cục Sở hữu trí tuệ tập trung vào việc triển khai Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030 được phê duyệt theo Quyết định số 1068/QĐ-TTg ngày 22/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ và Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2021 - 2030, trong đó ưu tiên cho hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và phát triển tài sản trí tuệ.
Một trong những giải pháp quan trọng được nêu trong Chiến lược sở hữu trí tuệ quốc gia đến năm 2030 là triển khai hiệu quả các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) phát triển tài sản trí tuệ, đưa SMEs thành một nhóm đối tượng cụ thể và quan trọng trong chiến lược.
Chương trình phát triển tài sản trí tuệ 2021 - 2030, được xây dựng với mục tiêu, quy mô lớn hơn, nhiều nội dung mới hơn, bảo đảm hỗ trợ đầy đủ các nội dung từ hoạt động tạo ra tài sản trí tuệ, cho đến các nhiệm vụ bảo hộ sở hữu trí tuệ, quản lý, khai thác, phát triển tài sản trí tuệ và tạo dựng văn hóa sở hữu trí tuệ; thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo và khuyến khích các doanh nghiệp chủ động đặt hàng, liên kết, hợp tác với các viện nghiên cứu, trường đại học để khai thác, phát triển tài sản trí tuệ, rút ngắn quá trình ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất, kinh doanh, phục vụ thiết thực các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. |
Tags:
相关文章
Kỳ vọng thanh khoản chứng khoán sớm đảo chiều
Cúp C1Diễn biến P/E của các chỉ số VNIndex, VN30, VNX50 và VNMID.Tiền vào chứng khoán thu hẹpĐi cùng với s ...
【Cúp C1】
阅读更多Cà Mau: Phạt hơn 200 triệu đồng với doanh nghiệp kinh doanh xăng không phù hợp quy chuẩn
Cúp C1Theo đó, Đội Quản lý thị trường số 6 (Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ...
【Cúp C1】
阅读更多Tăm nước giá rẻ bán tràn lan, chất lượng không như mong muốn
Cúp C1Thị trường tràn lan các loại tăm nước giá rẻTra cứu Google cho thấy, có ...
【Cúp C1】
阅读更多
热门文章
- VNeID sẽ phục vụ tốt hơn khi sửa đổi luật và hoàn thiện thêm tính năng
- Nestlé Việt Nam tiếp tục đạt Top 100 doanh nghiệp nộp thuế TNDN lớn nhất Việt Nam
- MB trợ lực cho doanh nghiệp nhập khẩu với ưu đãi chuyển tiền quốc tế online 0 đồng trên BIZ MBBank
- Đột phá hóa học tạo ra sản phẩm hữu ích từ nhựa PVC khó tái chế
- Xác nhận thi thể trên sông Đuống là bị can bắt cóc bé 2 tuổi ở Hà Nội
- SHB hoàn thành phát hành hơn 400 triệu cổ phiếu chia cổ tức, nâng vốn điều lệ lên 30.674 tỷ đồng
最新文章
-
Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền toàn quốc năm 2023
-
VinFast VF 8 nhận đánh giá an toàn 5 sao của ASEAN NCAP
-
Tạo động lực đột phá cho đổi mới mô hình tăng trưởng
-
Tái chế tóc thành sản phẩm thu gom chất gây ô nhiễm
-
5 phút sáng nay 4
-
Động viên các nhà khoa học tích cực nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo
友情链接
- Sẽ thu hồi quyết định bổ nhiệm không đúng chuẩn
- Lợi nhà nông
- HĐND tỉnh Cà Mau tiếp tục thẩm tra nhiều dự thảo nghị quyết
- Đối thoại tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp
- Kiên trì giữ vườn chờ giá
- Phải lấy ý kiến người dân về chính sách giải tỏa, bồi thường
- Lộc Ninh không kiểm soát được diện tích hồ tiêu
- Quan tâm phát triển Đảng trong giáo viên
- Mừng sinh nhật Bác bằng nhiều hoạt động thiết thực
- Chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp