【bd kq vl euro】VBF 2020: Kiến tạo môi trường thuận lợi, tạo đà doanh nghiệp sớm phục hồi

VBF công bố Kế hoạch năng lượng sản xuất tại Việt Nam 2.0 VBF cuối kỳ 2019: Doanh nghiệp hiến kế cho phát triển bền vững VBF giữa kỳ 2019: Nâng tầm trách nhiệm của doanh nghiệp với phát triển nhanh và bền vững

Đó là khẳng định của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) thường niên 2020 tổ chức sáng ngày 22/12 tại Hà Nội. Với chủ đề “Thách thức và Cơ hội trong trạng thái bình thường mới”. Đây là cơ hội để cơ quan quản lý nhà nước,ếntạomôitrườngthuậnlợitạođàdoanhnghiệpsớmphụchồbd kq vl euro tổ chức, cộng đồng doanh nghiệp cùng nhau trao đổi, chia sẻ và đề xuất những sáng kiến và giải pháp mới, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh trong trạng thái bình thường mới.

"Điểm sáng" kinh tế Việt Nam

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, năm 2020 được xem là một năm của những khó khăn và thách thức lớn mà tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam do phải đối mặt với sự bùng phát của dịch Covid-19. Tuy nhiên, với những giải pháp quyết liệt và hiệu quả trong việc thực hiện mục tiêu kép phục hồi và phát triển kinh tế, đồng thời kiểm soát dịch bệnh, Việt Nam vẫn đạt được những kết quả tích cực với việc duy trì được tăng trưởng GDP, dự kiến năm 2020 đạt 2,5-3%.

2200-c14a0789
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên năm 2020 (Ảnh:VGP News)

Đáng lưu ý, cả 3 khu vực công nghiệp, thương mại/dịch vụ và nông, lâm nghiệp thuỷ sản đều vẫn giữ được mức tăng trưởng dương. Trong lúc dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên thế giới làm đứt gãy thương mại quốc tế, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 11 tháng ước tính đạt 489,1 tỷ USD, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu đạt 254,6 tỷ USD, tăng 5,3%; nhập khẩu đạt 234,5 tỷ USD, tăng 1,5%. Trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của khu vực kinh tế trong nước đạt 73 tỷ USD, tăng 1,6%, chiếm 28,7% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tính chung 11 tháng năm 2020, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu kỷ lục 20,1 tỷ USD, vượt qua cả mốc xuất siêu 10,8 tỷ USD cùng kỳ năm trước.

Những thành công về mặt kinh tế nói trên là kết quả của những nỗ lực của Nhà nước từ đầu năm đến nay trong công tác khống chế dịch Covid-19 và khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.

"Ngoài ra, kết quả trên còn có sự đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Sự tin tưởng và chia sẻ của cộng đồng doanh nghiệp đã bổ sung thêm động lực để Chính phủ Việt Nam quyết tâm và điều hành linh hoạt để thực hiện hiệu quả các mục tiêu đã đề ra" - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) – cũng cho rằng, những thành công kinh tế nói trên cũng chính là nhờ kết quả của sự cố gắng vượt bậc của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh khó khăn chưa từng có này. Nhiều doanh nghiệp đã chủ động lên kịch bản để ứng phó với khó khăn, rất nỗ lực duy trì sản xuất, chủ động nguồn nguyên liệu, thay đổi sản phẩm để tồn tại. Các doanh nghiệp đều cố gắng có đơn hàng dù nhỏ để bảo đảm cho người lao động có việc làm, có thu nhập.

Ngoài ra, các doanh nghiệp còn triển khai các biện pháp ứng phó với dịch Covid-19 như cấp đồ bảo hộ phòng dịch cho người lao động, áp dụng cách thức sản xuất kinh doanh mới/linh hoạt hơn, dự trữ hàng hoá, nguyên vật liệu, tìm giải pháp chuỗi cung ứng mới, đào tạo kỹ năng số cho người lao động… Không chỉ vậy, ngay trong lúc đang gặp những khó khăn cùng cực, các doanh nghiệp đã chung tay cùng với Chính phủ trong cuộc chiến chống dịch Covid-19, bằng việc đóng góp, ủng hộ thiết bị y tế, đồ bảo hộ cho ngành y… Nhiều doanh nghiệp đã cung cấp các hỗ trợ thiết thực cho người dân ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước, như lắp đặt các cây ATM gạo, các suất ăn miễn phí… cho người dân gặp khó khăn bởi dịch Covid-19.

Tuy nhiên, để vượt qua các thách thức do dịch Covid-19, các doanh nghiệp đang kỳ vọng rất lớn vào các giải pháp của Chính phủ. Điều tra của VCCI và Ngân hàng Thế giới cho thấy, các doanh nghiệp đặc biệt đánh giá cao một số biện pháp Chính phủ đã triển khai để hỗ trợ doanh nghiệp.

1510-vbf-2020-copy

Giải pháp hỗ trợ trọng tâm từ phía Chính phủ

Nhiều dự báo cho thấy năm 2021 vẫn là năm kinh tế thế giới vẫn gặp nhiều khó khăn và Việt Nam không là ngoại lệ, Chủ tịch VCCI cho biết, bên cạnh những yêu cầu cấp bách về những hành động cụ thể nhằm giảm chi phí cho doanh nghiệp nhằm đối phó với khó khăn do Covid-19 gây ra, cộng đồng doanh nghiệp cũng mong Chính phủ có các biện pháp cụ thể và nhanh chóng để giải quyết ngay các nút thắt đang cản trở doanh nghiệp tận dụng các cơ hội hội nhập từ các FTA nói chung và từ EVFTA nói riêng để phục hồi từ những tác động tiêu cực do dịch Covid-19 gây ra và tiếp tục phát triển.

Cùng với đó, để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phục hồi và phát triển trong thời gian tới, cộng đồng doanh nghiệp đang kỳ vọng Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, với trọng tâm là cải cách về thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp”- ông Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.

Bà Virginia B. Foote – Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (Amcham) – cũng cho rằng vấn đề cải cách hành chính vẫn cần ưu tiên. Bởi tất cả các công ty và nhà đầu tư đều mong có một môi trường pháp lý công bằng, minh bạch, có thể dự đoán và hợp lý hóa, coi trọng sự đổi mới - không chỉ để thu hút đầu tư mới và đang tăng trưởng, mà còn tạo thuận lợi cho hàng hóa nhập khẩu.

Tại Diễn đàn, đại diện doanh nghiệp châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh… cũng chia sẻ về việc thúc đẩy một môi trường đầu tư kinh doanh sáng tạo và bền vững; và thuận lợi hóa chính sách hỗ trợ doanh nghiệp ứng biến với tình hình suy giảm kinh tế do đại dịch… Trong quá trình thảo luận, đại diện các Bộ, ngành đã có những ý kiến phản hồi và trao đổi cụ thể, chi tiết, qua đó làm rõ hơn các nội dung mà các bên cùng quan tâm, đặt ra yêu cầu cần tăng cường hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là khu vực đầu tư nước ngoài để nâng cao hiệu quả hợp tác về đầu tư nước ngoài.

Ghi nhận những ý kiến đề xuất nói trên, để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp trong thời gian tới, phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết, Chính phủ sẽ quyết liệt triển khai các giải pháp. Theo đó, thứ nhất, thực hiện nhất quán bình ổn kinh tế vĩ mô tạo điều kiện cho tăng trưởng. Đồng thời điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ, tài khoá và các chính sách khác. Thúc đẩy cầu tiêu dùng và đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số.

Thứ hai,tăng cường khuyến khích đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngoài vào hạ tầng, cơ sở. Thực hiện tốt các hiệp định thương mại đầu tư song phương và đa phương tận dụng cơ hội đầu tư quốc tế. Chủ động xây dựng kịch bản ứng phó với những thay đổi trong chính sách thương mại đầu tư của các quốc gia khác.

Thứ ba, tạo sức hấp dẫn của nền kinh tế để qua đó giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường và thu hút đầu tư chất lượng cao.

Trạng thái bình thường mới đòi hỏi phải có những cách thức mới trong hoạch định chính sách cũng như thực hiện các chính sách thu hút đầu tư phát triển. Với việc hướng tới phát triển nhanh mạnh và bền vững, cộng đồng doanh nghiệp chính là lực lượng nòng cốt thực hiện chiến lược đó”, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh khẳng định.

Với tinh thần cùng nhau thành công vì mục tiêu tăng trưởng của đất nước, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đề nghị lãnh đạo các Bộ, ngành lắng nghe và tiếp thu ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp với tinh thần cầu thị và xây dựng; tích cực trao đổi, giải đáp các ý kiến, thắc mắc, trăn trở của cộng đồng doanh nghiệp với tinh thần "cùng thắng", vì mục tiêu phát triển chung của đất nước.

Nhận Định Bóng Đá
上一篇:Giám đốc điều hành Jeju Air bị cấm rời khỏi Hàn Quốc sau vụ tai nạn thảm khốc
下一篇:Chứng khoán phái sinh ngày 6/1: Các hợp đồng tương lai giảm điểm nhẹ, thanh khoản co hẹp