游客发表

【ket qua bd uc】Doanh nghiệp phía Nam “gồng mình” ứng phó đại dịch

发帖时间:2025-01-10 15:25:14

Các tỉnh phía Nam phải kiểm soát tốt tình hình dịch tại khu công nghiệp
Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh: Hiệu quả từ đồng hành,ệpphíaNamgồngmìnhứngphóđạidịket qua bd uc lắng nghe, kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp
Doanh nghiệp chung tay đẩy lùi đại dịch Covid-19
Thành phố Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp kích hoạt phòng chống dịch cao nhất để duy trì sản xuất
Doanh nghiệp phía Nam “gồng mình” ứng phó đại dịch
Nhà ăn của một công ty tại thành phố Thuận An, Bình Dương được trang bị vách ngăn. Ảnh: CTV

Tập trung ngăn dịch xâm nhập

Cùng với TPHCM, Bình Dương và Đồng Nai đang là những địa phương có số lượng khu công nghiệp (KCN), với công nhân nằm trong tốp đầu cả nước. Lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương cho biết, hiện có 171 DN bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Trong đó, số người lao động là F0, F1 và F2 lên tới hơn 5.400 người.

Bộ Y tế đã đặt trọng tâm trong phòng chống dịch ở TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai và các tỉnh lân cận có KCN. Bộ Y tế đánh giá nguy cơ lây nhiễm vào KCN ở khu vực này rất lớn bởi hiện các KCN đã có ca nhiễm. Do đó, ưu tiên của các địa phương phía Nam là phải kiểm soát tốt tình hình dịch tại các KCN. Để kiểm soát dịch bệnh trong KCN, Bộ Y tế đã ban hành những hướng dẫn chi tiết về phòng chống lây nhiễm tại khu vực này. Ngoài ra giải pháp lâu dài, sắp tới Bộ Y tế sẽ kiến nghị tăng phân bổ vắc xin cho công nhân của các địa phương như TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai và Long An.

Hiện Bình Dương có 50.000 DN với hơn 1,2 triệu lao động đến từ hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước. Bên cạnh đó, Bình Dương có 29 KCN với trên 2.000 DN; 12 cụm công nghiệp với 40.000 lao động; các khu nhà trọ đan xen các nhà máy, xí nghiệp, do đó nguy cơ dịch bệnh xâm nhập, lây lan vào DN rất cao. Hơn nữa, Bình Dương tiếp giáp với TPHCM và 3 tỉnh lân cận: Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh, có rất nhiều người đi lại, giao thương hàng ngày. Đặc biệt là công nhân, người lao động đang làm việc tại các KCN trên địa bàn tỉnh, do đó luôn tiềm ẩn nguy cơ phát sinh các ca bệnh xâm nhập vào Bình Dương.

Ông Bùi Minh Trí, Trưởng ban Quản lý các KCN Bình Dương cho hay, tỉnh xác định dịch ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các KCN. Do đó sau khi ghi nhận nhiều ca nhiễm là công nhân, công tác phòng chống dịch ở các nhà máy được nâng cấp độ. DN áp dụng công nghệ thông tin trong khai báo y tế, quản lý công nhân như nơi ở, đi lại, đối tượng tiếp xúc để thuận tiện truy vết, khoanh vùng khi phát hiện ca nhiễm.

Bằng các biện pháp kịp thời, nhiều DN đã bảo vệ được thành quả sản xuất trong mùa dịch. Ông Dương Quốc Thắng, Chủ tịch công đoàn Công ty Perstima Việt Nam đóng ở KCN VSIP (Thuận An) cho biết, khi một tài xế của công ty dương tính với Covid-19, gần nửa nhân sự phải cách ly nhưng có phương án từ trước nên hoạt động sản xuất tại nhà máy được duy trì. Nửa nhân sự còn lại vẫn làm việc, ưu tiên những đơn hàng giao trước. Công ty dựng lều trại, lắp thêm nhà vệ sinh, khu tắm giặt phục vụ sinh hoạt tại chỗ cho công nhân là F2 đang cách ly, tách hẳn với khu vực sản xuất.

Tương tự, nhờ khoanh vùng và truy vết nhanh khi ghi nhận ca bệnh vào ngày 14/6, hiện Công ty giày Kim Xương, KCN Đại Đăng (thành phố Thủ Dầu Một) với hơn 3.600 công nhân vẫn giữ được nhịp sản xuất. Công ty cũng lắp thêm buồng khử khuẩn, hoàn thiện vách ngăn bàn ăn, xây dựng quy trình xử lý, tránh bị động khi nhà máy phát hiện ca nhiễm.

Bảo vệ vùng giáp ranh

Tại Đồng Nai, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, công tác phòng chống dịch trong các DN, KCN cũng được đặt lên hàng đầu. Theo thống kê của UBND tỉnh Đồng Nai, trên địa bàn có khoảng 1,2 triệu công nhân, trong đó có 600.000 người làm việc trong các KCN. Nhiều DN đầu tư nước ngoài có số lao động lớn như: Công ty Changshin Việt Nam, Taekwang Vina, Pouchen, Tập đoàn Phong Thái... có từ 20.000 - 40.000 công nhân lao động.

Trong khi đó, theo thống kê của các DN, mỗi ngày có khoảng 10.000 công nhân, chuyên gia nước ngoài đi - về giữa Đồng Nai và TPHCM, Bình Dương. Đây được xem là nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh rất lớn từ những địa phương đang có dịch đến Đồng Nai. Nếu không kiểm soát chặt thì khi có dịch xâm nhập KCN, Đồng Nai sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Trước tình hình trên, nhiều công ty đã chủ động bố trí chỗ ăn ở cho chuyên gia, người lao động ngụ TPHCM ở lại Đồng Nai trong thời điểm này. Ghi nhận tại Công ty TNHH Sơn Ocean Việt Nam (KCN Long Thành, huyện Long Thành) đã lắp đặt 6 container văn phòng tại công ty để làm nơi lưu trú tạm thời cho người lao động. Mỗi container có diện tích 30 m2, bên trong có gắn máy lạnh, có thông gió, cửa sổ, cửa chính, đèn chiếu sáng. Mỗi container có sức chứa 10 người (chia làm 2 ca, ngày và đêm). Để bảo đảm sinh hoạt hằng ngày cho người lao động, công ty tăng cường thêm các khu nhà vệ sinh, khu tắm giặt, mua tủ đông, phát mền, gối, nệm và các dụng cụ, vật dụng thiết yếu khác. Mỗi ngày, nhà bếp nấu các bữa chính, phụ với chi phí 150.000 đồng/người. Người lao động trong công ty cũng được lấy mẫu xét nghiệm định kỳ để sàng lọc, kiểm soát tình hình dịch bệnh.

Ngoài Công ty TNHH Sơn Ocean Việt Nam, một số công ty khác như: Công ty TNHH Dược phẩm Shinpoong Daewoo (thành phố Biên Hòa), Công ty CP Greenfeed Chi nhánh Đồng Nai (huyện Trảng Bom) cũng đã có phương án mở rộng khu lưu trú tại công ty để chuyên gia, người lao động cư trú ở TPHCM ở lại Đồng Nai trong thời gian cao điểm này.

    热门排行

    友情链接