Nếu như trước đây các mặt hàng điện máy có nguồn gốc từ Trung Quốc chiếm khoảng 40% trong số hàng trưng bày và bán ra,àngđiệnmáyTrungQuốcthấtthếty le bd anh thì nay giảm xuống chỉ còn 5-10%. Chỉ những mặt hàng trong nước chưa sản xuất hoặc không nhập khẩu được từ Thái Lan, Nhật Bản, Malaysia… mới đành nhập khẩu từ Trung Quốc.
“Né” hàng Trung Quốc
Hiện nay, người tiêu dùng khi chọn mua các sản phẩm điện máy từ nồi cơm điện, máy xay sinh tố, nồi nướng đến tivi, máy giặt, đầu DVD, cặp loa… đều hỏi rõ xuất xứ. Các sản phẩm có thương hiệu sản xuất trong nước thường được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn vì giá cả phải chăng và chất lượng được đảm bảo. Còn những khách hàng cao cấp chọn mua các dòng sản phẩm có nguồn gốc nhập khẩu từ Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ…
Khách lựa mua hàng điện máy có xuất xứ Việt Nam tại Trung tâm mua sắm Đệ nhất
Phan Khang Biên Hòa (TP.Biên Hòa).
Anh Phan Vĩnh Tuấn, nhân viên bán hàng điện máy tại DNTN Thu Thanh – Minh Ngọc, đường Cách Mạng Tháng Tám, phường Thanh Bình (TP.Biên Hòa) cho biết: “Nhiều thương hiệu lớn của hàng điện máy được sản xuất tại Việt Nam, như: Samsung, Sony, Sanyo, LG, Panasonic… giá tương đối mềm và chất lượng khá tốt nên được nhiều khách hàng lựa chọn. Còn cao cấp hơn có dòng hàng của những thương hiệu lớn trên nhập khẩu từ Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản về. Những mặt hàng điện máy có nguồn gốc từ Trung Quốc dù giá chỉ bằng một nửa hoặc 1/3 hàng sản xuất trong nước nhưng rất ít người mua nên cửa hàng hạn chế nhập về”.
Ông Hoàng Lê Thật, quản lý Siêu thị điện máy – nội thất Chợ Lớn, đường Phạm Văn Thuận (TP.Biên Hòa), chia sẻ: “Trước đây, các dòng sản phẩm điện máy của siêu thị bán có đến 40% là hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Song gần 1 năm nay, những sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc rất khó bán nên siêu thị giảm nhập khẩu hàng từ nước này xuống còn chưa đến 10%”.
Ngại về chất lượng
Số đông người tiêu dùng ở Đồng Nai ít mua hàng Trung Quốc vì không tin tưởng vào chất lượng của sản phẩm, vì thế dù giá rẻ, người tiêu dùng vẫn “né”. Chị Lê Thị Ngọc, phường Tân Phong (TP.Biên Hòa) nói: “Lúc trước, tôi ham rẻ mua nồi cơm điện của Trung Quốc giá chỉ hơn 200 ngàn đồng/cái, về dùng gần 1 năm đã hư, mang đi sửa nhưng dùng cũng không được nên phải bỏ. Tôi mua nồi cơm điện của Happy cook sản xuất tại Việt Nam, tuy giá mắc gấp 3 lần nhưng dùng hơn 3 năm nay chưa bị sự cố gì và cơm nấu ra ngon hơn hẳn”.
Khảo sát nhiều đại lý bán điện máy trong tỉnh đều nhận được câu trả lời, hàng điện máy có xuất xứ từ Trung Quốc dù có nguồn gốc cũng ít người mua. Và người mua chỉ chấp nhận lựa chọn hàng Trung Quốc khi sản phẩm cùng loại trong nước chưa sản xuất và không có hàng nhập khẩu từ các nước khác.
Bà Vũ Thị Hòa, xã Thạnh Phú (huyện Vĩnh Cửu) bày tỏ: “Cách đây gần 2 năm, tôi thấy máy xay sinh tố có xuất xứ từ Trung Quốc giảm giá, chỉ còn gần 200 ngàn đồng/chiếc nên đã mua về dùng. Tôi sử dụng vừa hết hạn bảo hành (1 năm) thì máy bị cháy, phải bỏ. Từ đó, mỗi khi mua sắm tôi đều tránh không mua hàng Trung Quốc”. Hầu hết các nhân viên bán hàng cho siêu thị, trung tâm, đại lý điện máy đều thừa nhận hàng Trung Quốc chất lượng kém hơn nhiều so với hàng sản xuất tại Việt Nam hoặc nhập khẩu từ các nước khác. “Hàng có xuất xứ từ Trung Quốc bán tại trung tâm chỉ khoảng 4-5% và chủ yếu là dòng sản phẩm gia dụng, như: nồi nướng, nồi cơm điện và máy xay sinh tố, bàn ủi. Tuy tình hình kinh tế khó khăn, nhưng đa số khách hàng vẫn chấp nhận mua sản phẩm cùng loại có xuất xứ tại Việt Nam, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc với giá cao gấp 1-2 lần hàng Trung Quốc” – anh Trần Văn Lợi, Phó giám đốc Trung tâm mua sắm Đệ nhất Phan Khang Biên Hòa, đường Phạm Văn Thuận (TP.Biên Hòa) nói.
Theo Báo Đồng Nai
Cuộc đấu loại nghiệt ngã trên thị trường hàng điện máy