【bxh bóng đá ý】“Thanh tra là tai mắt của trên, là bạn của dưới”
Thanh tra toàn diện việc dành quỹ đất phát triển nhà ở xã hội,àtaimắtcủatrênlàbạncủadướbxh bóng đá ý nhà ở cho công nhân Thanh tra chuyên ngành kho bạc: Phát hiện nhiều sai phạm, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách Thanh tra Bộ Tài chính: Chú trọng cải cách và hiện đại hóa công tác thanh tra, kiểm tra |
Đề cao vai trò của Thủ trưởng cơ quan trong hoạt động thanh tra
Theo tờ trình của Chính phủ do Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong trình bày tại phiên họp, dự thảo Luật quán triệt quan điểm thanh tra là "tai mắt của trên, là bạn của dưới" và mục đích hoạt động thanh tra nhằm kiến nghị hoàn thiện cơ chế, chính sách, phòng ngừa, phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật trong quản lý nhà nước. Vì vậy, dự thảo Luật Thanh tra lần này đề cao vai trò và rõ trách nhiệm hơn của Thủ trưởng các cơ quan quản lý nhà nước trong việc tổ chức, chỉ đạo hoạt động thanh tra, xử lý kết luận, kiến nghị thanh tra, nâng cao việc chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi và quyết định của mình.
Về các cơ quan thanh tra theo cấp hành chính, dự thảo luật kế thừa các quy định hiện hành về tổ chức các cơ quan thanh tra nhà nước và thiết kế mô hình các cơ quan thanh tra cho phù hợp với thực tiễn quản lý nhà nước của các bộ, ngành, địa phương. Các cơ quan thanh tra theo cấp hành chính bao gồm Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện.
Về cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực, dự thảo luật quy định về thanh tra theo ngành, lĩnh vực gồm: Thanh tra bộ, Thanh tra tổng cục, cục thuộc bộ và Thanh tra sở.
Đối với hoạt động thanh tra, dự thảo luật được sửa đổi theo hướng quy định các bước tiến hành thanh tra chặt chẽ, cụ thể, dễ thực hiện, dễ kiểm tra, giám sát và phân biệt với các hoạt động kiểm tra thường xuyên của cơ quan quản lý nhà nước. Dự thảo luật sửa đổi quy định nguyên tắc hoạt động thanh tra được áp dụng theo quy định của luật này và các quy định khác của luật chuyên ngành có liên quan.
Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan nhà nước khác có tổ chức cơ quan thanh tra chuyên ngành ban hành quy trình nghiệp vụ về thanh tra chuyên ngành phù hợp với đặc điểm quản lý của ngành, lĩnh vực do mình phụ trách.
Dự thảo luật quy định việc xây dựng, ban hành định hướng hoạt động thanh tra và kế hoạch thanh tra hằng năm nhằm bảo đảm hoạt động thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, tránh chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động giữa các cơ quan thanh tra và giữa cơ quan thanh tra với các cơ quan kiểm tra, giám sát, kiểm toán nhà nước.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp |
Xử lý chồng chéo trong thanh tra, kiểm tra, kiểm toán
Cụ thể, để xử lý việc chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra, dự thảo luật quy định mỗi bộ, ngành, địa phương chỉ có một kế hoạch thanh tra hằng năm do Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành. Kế hoạch thanh tra của bộ, ngành, địa phương được xây dựng trên cơ sở định hướng chương trình thanh tra và hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ.
Giữa hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm toán nhà nước, dự thảo luật quy định cụ thể về trách nhiệm của Thanh tra Chính phủ và Kiểm toán Nhà nước phải có đánh giá, tổng kết công tác thanh tra, kiểm toán hằng năm để có căn cứ xây dựng kế hoạch cho năm tiếp theo. Việc xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm toán hằng năm phải có sự trao đổi, thống nhất giữa Tổng Thanh tra Chính phủ và Tổng Kiểm toán Nhà nước.
Dự thảo luật cũng quy định rõ giá trị pháp lý của kết luận thanh tra là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra các quyết định xử lý vi phạm được phát hiện qua thanh tra; là căn cứ để cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan chấn chỉnh công tác quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động; là cơ sở để các cơ quan, tổ chức nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật nhằm hoàn thiện thể chế quản lý Nhà nước.
Trong đó, quy định rõ trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong việc chỉ đạo việc thực hiện Kết luận thanh tra, trách nhiệm của người ban hành kết luận thanh tra và đối tượng thanh tra trong việc thực hiện kết luận thanh tra.
Riêng đối với hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, Chính phủ cho rằng hoạt động thanh tra nhà nước mang tính quyền lực nhà nước, về bản chất khác với hoạt động của Ban thanh tra nhân dân. Vì vậy, Chính phủ đã thống nhất chuyển nội dung thanh tra nhân dân sang dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở đang được xây dựng và trình Quốc hội thông qua cùng với Dự án Luật Thanh tra (sửa đổi). Tuy nhiên, đây là vấn đề quan trọng, do vậy Chính phủ đưa ra 2 phương án để Quốc hội thảo luận, cho ý kiến:
Phương án 1 là không quy định về thanh tra nhân dân trong Dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) và kiến nghị Quốc hội đưa nội dung thanh tra nhân dân vào Dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở đang được soạn thảo.
Phương án 2 là trước mắt quy định về thanh tra nhân dân của Luật Thanh tra 2010 vẫn được giữ trong Dự thảo Luật Thanh tra, đồng thời kiến nghị Quốc hội ban hành đạo luật riêng về hoạt động giám sát của nhân dân.
Dự thảo luật quy định việc xử lý sai phạm trong quá trình thanh tra, như: nếu phát hiện hành vi vi phạm thì trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra lập biên bản về hành vi vi phạm đó để làm cơ sở xử lý theo quy định của pháp luật; nếu phát hiện thấy dấu hiệu của việc tẩu tán, chuyển dịch, hủy hoại tài sản thì đề nghị cơ quan kiểm soát tài sản thu nhập và cơ quan có thẩm quyền khác có biện pháp ngăn chặn kịp thời hành vi đó./.