【dự đoán tỷ số bóng đá ý】Chủ động vụ lúa trên đất nuôi tôm
(CMO) Sản xuất 1 vụ lúa trên đất nuôi tôm hoàn toàn phụ thuộc vào thời tiết, nên bà con nông dân huyện Cái Nước luôn chủ động từ khâu rửa mặn, cải tạo đất, lựa chọn giống lúa thích hợp gieo sạ, cho đến khâu phòng chống triều cường. Nhờ vậy, đến thời điểm này diện tích lúa - tôm được đảm bảo, không xảy ra thiệt hại lớn.
Mặc dù năm nay tỉnh không giao chỉ tiêu gieo cấy 1 vụ lúa trên đất nuôi tôm, nhưng huyện Cái Nước phấn đấu thực hiện 500 ha ở những nơi có điều kiện như xã Thạnh Phú, Phú Hưng và một phần tiểu vùng khép kín xã Tân Hưng.
Thực hiện vượt chỉ tiêu
Điều đáng phấn khởi, ngoài sự chủ động nguồn lúa giống để gieo sạ, một số hộ dân nằm trong vùng Dự án ứng dụng phát triển mô hình sản xuất lúa - tôm của Trung ương, cũng như những hộ không có điều kiện cũng được huyện Cái Nước hỗ trợ. Tổng số lúa giống được hỗ trợ 5,5 tấn, chủ yếu là những giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn, khả năng chịu mặn cao, phù hợp cho gieo cấy vụ lúa trên đất nuôi tôm.
Nông dân Cái Nước chủ động bơm tát nước, bảo vệ diện tích lúa gieo cấy trên đất nuôi tôm. |
Ông Châu Văn Phến, ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú, chia sẻ: Ngay từ đầu vụ, ông đã chủ động gieo sạ vụ lúa trên đất nuôi tôm. Khi mùa mưa bắt đầu, gia đình không thả tôm nuôi mà tập trung bơm tát nước để rửa mặn, kết hợp với phơi đất để diệt rong và làm vệ sinh cỏ dại. Nhờ vậy mà vuông tôm khá sạch sẽ, gần như không còn cỏ dại. Khi độ mặn giảm xuống còn dưới 1%o là tiến hành gieo sạ, kết hợp với rửa mặn khi thời tiết có mưa, nên diện tích lúa - tôm phát triển khá tốt và hiện đang trong giai đoạn đẻ nhánh.
Chính nhờ chủ động khâu cải tạo đất ngay từ đầu vụ, bà con nông dân 2 xã Thạnh Phú và Phú Hưng tiến hành xuống giống đồng loạt, đúng lịch thời vụ theo khuyến cáo của ngành chuyên môn. Kết quả, bà con đã gieo sạ được 540 ha, vượt 40 ha so chỉ tiêu phấn đấu và hầu hết diện tích lúa sau khi gieo sạ đều phát triển khá tốt.
Chủ động ứng phó thời tiết bất lợi
Tuy nhiên, những ngày gần đây, do ảnh hưởng của một số cơn bão và áp thấp nhiệt đới, xuất hiện nhiều cơn mưa lớn kéo dài, cộng với triều cường dâng cao, làm cho khâu tháo úng gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng bà con cũng đã chủ động bằng nhiều biện pháp để bảo vệ diện tích lúa đã gieo cấy.
Ông Lâm Văn Tuấn, ấp Rạch Muỗi, xã Phú Hưng, tâm sự: "Mặc dù bờ bao vuông tôm khá chắc chắn, nhưng do mưa lớn kéo dài, lượng nước trong vuông tôm khá nhiều, còn bên ngoài sông triều cường liên tục tăng nên không thể tháo nước từ trong vuông ra sông được. Gia đình cố gắng khắc phục bằng cách gia cố bờ bao và kết hợp với dùng máy để bơm tát nước nên cây lúa không bị ảnh hưởng".
Ông Mai Văn Quốc, ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú, một trong nhiều hộ dân có thâm niên sản xuất thành công vụ lúa - tôm, cho biết: "Điểm mới trong sản xuất vụ lúa - tôm năm nay, ngoài chủ động gieo sạ đúng lịch thời vụ, bà con còn xây dựng ao dèo để dèo tôm hầm đất ngay sau khi sạ lúa và kết hợp dự trữ nguồn nước mặn để thuần tôm sú giống, nhằm giúp tôm thích nghi với điều kiện môi trường trước khi thả vào ruộng lúa. Nếu mua tôm sú giống về mà không dèo lại, thả nuôi trực tiếp xuống ruộng lúa, tôm giống sẽ bị sốc độ mặn dẫn đến tỷ lệ đạt đầu con không cao".
Điều dễ dàng nhận thấy, do biến đổi khí hậu nên thời tiết thường xuyên diễn biến bất thường và không theo quy luật. Ngành chuyên môn huyện Cái Nước chủ động đề ra nhiều giải pháp ứng phó, giúp nông dân thực hiện thành công vụ lúa - tôm năm 2017.
"Phòng chỉ đạo Trạm Bảo vệ thực vật huyện tăng cường điều tra, mang tính dự báo, giúp nông dân chủ động phòng trừ sâu bệnh; bón phân cân đối, hợp lý giúp diện tích lúa phát triển tốt, cho năng suất cao. Đồng thời, phối hợp với các xã có diện tích lúa - tôm tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nông dân thường xuyên theo dõi đồng ruộng và gia cố bờ bao những nơi trũng thấp, nhằm ngăn mặn, bảo vệ diện tích lúa", ông Nguyễn Hoàng Nam, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Cái Nước, chia sẻ./.
Việt Tiến