Ông Vinh chăm sóc anh Đức từng thìa cơm,ộtđờthứ hạng của lech poznań giấc ngủ mỗi ngày
Thường ngày, người con trai thứ năm Triệu Hoàng Toàn (chưa lập gia đình) đi làm thuê, ở nhà còn vợ chồng ông Vinh và anh Đức. Những người con khác đã lập gia đình và sinh sống ngoại tỉnh nên không có điều kiện về thăm, phụ giúp cha thường xuyên. Con trai út của ông Vinh đã không may qua đời sau một tai nạn. Kinh tế khó khăn, bà Nguyễn Thị Bảy - vợ ông Vinh mờ sáng nào cũng qua sông sang xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai lượm ve chai đến đêm mới về. Cơm nước cho cả nhà, chăm sóc anh Đức, lo 7 sào điều đều một tay người cha gánh vác. “Trước đây, Đức phụ chúng tôi làm vườn. Nhưng sau đó sức khỏe Đức giảm sút nhanh, chúng tôi đưa xuống Bệnh viện Chợ Rẫy (TP. Hồ Chí Minh) khám. Bác sĩ nói Đức bị suy thận, tụ máu trong não chèn dây thần kinh chi dưới. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, vợ chồng tôi không có tiền trị bệnh nên đành để con ở nhà. Dần dần, Đức liệt nửa người, rồi nhận thức cũng mụ mị” - giọng ông Vinh nghẹn lại.
Mỗi ngày, sau khi vệ sinh cá nhân và cho anh Đức ăn sáng xong, ông Vinh mới ra rẫy (cạnh nhà) canh tác. “Đất nhiều sỏi, rau lên còi cọc nhưng tôi vẫn trồng để đỡ mất tiền mua. Tôi cũng chăm mấy con gà lấy trứng bồi dưỡng sức khỏe cho Đức” - ông Vinh nói. Hỏi lý do bà Bảy không ở nhà phụ ông chăm lo nhà cửa, chăm sóc anh Đức, ông Vinh hiền từ trả lời: “Bà ấy bị bệnh tim, sức khỏe yếu nên không thể làm việc nặng”.
“Chúng em đã tách khẩu nhưng khi thấy cha vất vả chăm sóc anh tư, lại lo vườn rẫy nên quyết định chuyển về ở cùng để phụ cha chăm sóc anh. Nhưng cha không để chúng em làm vì không muốn các con thêm phần vất vả sau một ngày lao động” - chị Trang chia sẻ. Hiện gia đình ông Vinh được hưởng 810 ngàn đồng/tháng tiền trợ cấp của hai cha con cũng phần nào trang trải sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên, điều kiện kinh tế khó khăn nên vợ chồng ông Vinh vẫn không đủ tiền chạy chữa cho anh Đức. Ông Vinh nói: “Bệnh của Đức đã quá lâu, nằm riết đến mụ mị, giờ chỉ còn cách chăm sóc, thuốc thang ở nhà thôi. Tôi còn nhớ những kỹ năng sơ cứu thuở làm y tá chiến trường nên lúc ống tiểu của con bị nghẹt đều có thể tự thay”.
Giờ đây, cuộc sống của người lính quân y năm xưa vẫn không nguôi vất vả. Nhìn người cha 66 tuổi bế người con 36 tuổi từ võng lên xe lăn, đút anh ăn từng thìa cơm với ánh mắt đầy trìu mến, chúng tôi cảm nhận được tình yêu vô bờ bến của ông dành cho con.
Trung Nhân