【lich thi đấu bóng đá ý】Tiêu thụ Lúa Đông xuân 2018
Dù có thông tin giá lúa Đông xuân đang nhích nhẹ sau khi Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tăng cường thu mua lúa cho nông dân tại các tỉnh,ụLaĐlich thi đấu bóng đá ý thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long. Thế nhưng, những ngày qua, nông dân Hậu Giang vẫn bán lúa với giá thấp và vất vả tìm người mua lúa.
Hiện giá lúa Đông xuân trên địa bàn tỉnh vẫn ở mức thấp so với nhiều nơi khác của vùng ĐBSCL.
Qua ghi nhận tại một số cánh đồng lúa đang vào mùa thu hoạch vụ Đông xuân tại huyện Châu Thành A, hiện thương lái cân (lúa tươi) tại ruộng có giá bán bình ổn so với cách nay khoảng 10 ngày. Cụ thể, giống lúa Jasmine 85 dao động từ 4.900-5.000 đồng/kg, Đài thơm 8 là 4.700 đồng/kg, OM 5451 là 4.900 đồng/kg, RVT là 5.200-5.300 đồng/kg, ST 24 là 5.600 đồng/kg. Ngoài giá bán thì năng suất lúa cũng đang ở mức thấp, dao động từ 750-900 kg/công (công 1.300m2), cá biệt có một vài diện tích bị cháy rầy nâu nên năng suất chỉ còn 450-500 kg/công.
Đang cân hơn 8 tấn lúa cho thương lái, ông Nguyễn Tấn Sĩ, ở ấp 4A, thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A, thông tin: “Tôi có mấy người quen làm lúa ở thành phố Cần Thơ và An Giang cho biết giá lúa mấy ngày nay đã tăng nhẹ trở lại nhưng “cò lúa” ở đây vẫn ém giá và giữ nguyên mức giá cũ. Điển hình là giống lúa RVT tôi đang bán chỉ có giá 5.300 đồng/kg, trong khi các địa phương khác đang ở mức 5.600-5.900 đồng/kg. Dù biết đang bị “cò lúa” ép giá nhưng bà con cũng đành bóp bụng bán vì lúa đã quá ngày thu hoạch, nếu để càng trễ ngày cắt thì năng suất sẽ thấp vì hạt lúa đã khô ngay khi còn trên bông”.
Theo phản ánh của nhiều nông dân đang thu hoạch lúa trên địa bàn huyện Châu Thành A, nếu như những năm trước, “cò lúa” đi mua lúa cho doanh nghiệp thường ăn chia phần trăm theo số lượng tấn mua được thì năm nay ngoài được hưởng phần trăm, cánh “cò lúa” còn hưởng thêm phần giá bán. Chẳng hạn, khi doanh nghiệp đưa ra mức giá lúa của giống RVT là 5.600 đồng/kg thì “cò lúa” chỉ mua cho người dân từ 5.300-5.400 đồng/kg. Khi giao lúa cho doanh nghiệp thì “cò lúa” được hưởng lợi từ 200-300 đồng/kg và cộng thêm tiền phần trăm về số lượng mua được. Bởi vậy, dù Nhà nước, Hiệp hội Lương thực Việt Nam đang chỉ đạo doanh nghiệp tăng sức tiêu thụ lúa, gạo để nâng giá lúa cho nông dân, nhưng có chỗ giá tăng, chỗ bình ổn là do cánh “cò lúa” ở một số nơi đang bắt tay nhau kìm giá lúa để hưởng lợi cho cá nhân.
Ông Nguyễn Tấn Sĩ, ở ấp 4A, thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A, thông tin thêm: “Nhiều lần “cò lúa” ngồi uống cà phê kế bên tôi ở thị trấn Bảy Ngàn nhưng điện thoại nói với mấy người hành nghề chung là đang ở huyện Thới Lai của thành phố Cần Thơ và bảo giá lúa ở đó mức này, mức kia. Sau khi thông tin thì giá lúa hôm đó của cả một vùng hầu như bị đóng băng lại. Dù biết tình cảnh khó khăn là vậy nhưng nông dân không biết làm thế nào và đành chấp nhận bán lúa với giá thấp so với một số nơi khác dù cùng một loại giống”.
Ngoài bị ép giá, một tình cảnh khác mà nông dân sắp thu hoạch lúa Đông xuân trên địa bàn tỉnh lo lắng là việc số lượng doanh nghiệp, “cò lúa” đến hợp đồng mua lúa cho người dân không mấy được cải thiện, trong khi lúa của bà con đã cận ngày hoặc đến và quá ngày thu hoạch. Điều này đã khiến cho không ít nông dân vô cùng sốt ruột và đây cũng là nguyên nhân làm cho “cò lúa” ép giá bà con. Ông Trịnh Thới Khởi, ở ấp 6, xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, cho biết: “Chỉ còn 4 ngày nữa là cánh đồng lúa phía sau nhà tôi đến ngày thu hoạch, riêng gia đình tôi có gần một héc-ta. Thế nhưng, hiện chưa có bất cứ người nào đến đặt vấn đề hỏi mua lúa với bà con. Do chưa bán được lúa dù ruộng đã chín vàng đồng nên nông dân đang sốt ruột ngóng chờ thương lái. Riêng tôi lo lắng nếu không bán lúa được thì chuyện phơi lúa tới đây sẽ gặp khó khăn vì kiếm nhân công rất khó, trong khi bản thân còn bận công việc bên ngoài”.
Qua thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh, vụ lúa Đông xuân 2018-2019, toàn tỉnh có 23.191ha trong tổng số 78.418ha xuống giống được doanh nghiệp ký kết hợp đồng bao tiêu (chiếm gần 30%). Riêng những diện tích không có hợp đồng bao tiêu (55.227ha) thì chuyện giá cả và thời gian thu hoạch phụ thuộc vào thương lái nên những hộ gặp khó trong tiêu thụ lúa lúc này đa phần nằm ở diện chưa có hợp đồng bao tiêu. Còn những nông dân có hợp đồng bao tiêu thì nhìn chung đang bán lúa tương đối thuận lợi.
Số lượng thương lái mua lúa Đông xuân trên địa bàn tỉnh còn ít so với nhu cầu của bà con.
Ông Hà Minh Triều, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Phước Trung, ở ấp Trường Phước A, xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành A, cho hay: “Năm nay, HTX được 2 doanh nghiệp hợp đồng tiêu thụ toàn bộ diện tích lúa của xã viên HTX. Hiện tại, giống lúa Đài thơm 8 đã thu hoạch và giao cho doanh nghiệp xong, với giá bán là 4.700 đồng/kg, năng suất 800 kg/công. Riêng giống lúa Jasmine 85 còn 3 ngày nữa sẽ cắt và tiếp tục giao cho doanh nghiệp với giá 5.000 đồng/kg. Giá bán của hai giống lúa trên được HTX và doanh nghiệp chốt trước 7 ngày thu hoạch. Dù giá lúa năm nay thấp hơn năm rồi nhưng nông dân không lỗ mà lời ít. Tuy nhiên, điều bà con an tâm là lúa bán được hết, không lâm vào cảnh phải chạy đôn, chạy đáo kiếm người mua như nhiều hộ không có hợp đồng bao tiêu và giá cả rất bấp bênh do bị ép giá dù thị trường có nhích lên như tình cảnh hiện tại”.
Hiện tại, nông dân trên địa bàn tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ lúa Đông xuân, nhất là những hộ chưa có hợp đồng bao tiêu, trong khi Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo các ngành liên quan và địa phương cần gấp rút thực hiện những giải pháp để gỡ khó cho người dân. Do đó, nông dân mong muốn các ngành chức năng của tỉnh sớm có động thái chấn chỉnh tình hình, đặc biệt là giá lúa sao cho đồng bộ giữa các địa phương, tránh tình trạng bị “cò lúa” kìm hãm. Bởi người dân đang gặp khó về năng suất lúa giảm từ 150-200 kg/công so với cùng kỳ nên bà con chỉ còn trông chờ vào giá bán để phần nào cứu vãn tình hình, tránh một vụ mùa lúa chính trong năm bị thua lỗ.
Đến ngày 25-2, nông dân trên địa bàn tỉnh mới thu hoạch được hơn 3.000ha lúa Đông xuân 2018-2019, trong khi kế hoạch thu hoạch đợt 1 được ngành nông nghiệp tỉnh đưa ra đến ngày 26-2 là gần 13.500ha. Điều này cho thấy tình hình thu hoạch lúa Đông xuân trên địa bàn tỉnh đang rất chậm so với tiến độ lúa đã chín trên đồng. Hiện bà con đang thu hoạch lúa tập trung ở huyện Châu Thành A, Phụng Hiệp, Vị Thủy và thành phố Vị Thanh, với năng suất bình quân 7,2 tấn/ha. |
Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/106c799514.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。