【giải bóng đá nauy】7 nhóm giải pháp cụ thể để phát triển du lịch cộng đồng
VHO - Bộ trưởng Bộ VHTTDL vừa ban hành quyết định số 3222/QĐ-BVHTTDL Phê duyệt Đề án Phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam (Đề án). Đề án đề ra các mục tiêu và 7 nhóm giải pháp thực hiện cụ thể.
Lồng ghép chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng
Trong đó, với giải pháp tăng cường lồng ghép chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng và lồng ghép, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, Đề án cho rằng cần nghiên cứu, sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách cho việc đầu tư hỗ trợ khôi phục, bảo tồn văn hóa truyền thống gắn với phát triển hoạt động du lịch cộng đồng.
Các nội dung này cũng đã được cụ thể hóa tại Dự án 6: “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 trong Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14.10.2021 của Thủ tướng Chính phủ.
Nghiên cứu, sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách cho việc cải tạo, nâng cấp và hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông thôn, nhất là hệ thống giao thông, hệ thống điện và nước sạch, hạ tầng y tế và chăm sóc sức khỏe, nhà vệ sinh, điểm và bãi đỗ xe, hệ thống chỉ dẫn, chỉ báo, hạ tầng số và kết nối viễn thông, thu gom và xử lý rác thải, nước thải… để hỗ trợ phát triển tại các điểm du lịch cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới.
Nghiên cứu, sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách cho việc khai thác phát triển các sản phẩm gắn với giá trị cộng đồng, có nguồn gốc địa phương, đặc sản vùng miền dựa trên các thế mạnh, lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn nguyên liệu, tri thức và văn hóa bản địa để phát triển sản phẩm, dịch vụ du lịch cộng đồng về Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Xây dựng, bổ sung và hoàn thiện các cơ chế, chính sách phát triển du lịch cộng đồng trong thời kỳ mới nhằm cải thiện điều kiện kinh doanh sản phẩm, dịch vụ du lịch, nâng cao hiệu quả việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.
Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các cơ chế phối hợp có hiệu quả giữa các bộ, ngành và địa phương, bảo đảm đồng bộ, tránh chồng chéo, trùng lặp nhằm thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng; tăng cường phân cấp trong hệ thống hành chính, đồng thời đẩy mạnh hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động thực thi công vụ.
Nghiên cứu một số chính sách khác liên quan đến hỗ trợ, khuyến khích đầu tư phát triển du lịch cộng đồng.
Về hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng kế hoạch và chương trình hành động dài hạn đối với việc đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất điểm du lịch cộng đồng theo hướng bền vững, giữ gìn cảnh quan, môi trường; đầu tư hạ tầng cho khu vực được lựa chọn; đề xuất và xây dựng cơ chế, chính sách cụ thể để khuyến khích người dân tham gia phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật dịch vụ du lịch cộng đồng.
Hỗ trợ đầu tư từ ngân sách nhà nước cho phát triển cơ sở hạ tầng; nâng cấp hạ tầng cho các điểm du lịch cộng đồng có tiềm năng đón khách du lịch; đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng du lịch liên thông kết nối tới tận điểm du lịch cộng đồng đã được lựa chọn.
Huy động đồng bộ các nguồn lực để hỗ trợ nguồn vốn mồi ban đầu cho các hộ gia đình, các thành viên trong cộng đồng để tạo cơ sở vật chất nhằm phát triển du lịch cộng đồng.
Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, tổ chức cho khách du lịch tham gia các hoạt động có lợi cho sức khỏe, khuyến khích sử dụng nguyên liệu thiên nhiên sẵn có tại địa phương như: hoạt động tắm/ngâm chân lá thuốc, spa, tắm khoáng, sản vật địa phương… các hoạt động thể thao dựa vào thiên nhiên như: trekking, chèo thuyền, chèo mảng, câu cá, đi xe đạp, lặn biển… gắn với phát triển du lịch cộng đồng.
Xây dựng sản phẩm du lịch cộng đồng đặc sắc
Đề án cũng đề ra giải pháp về thị trường, xúc tiến quảng bá, liên kết phát triển sản phẩm: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển du lịch cộng đồng; tập trung xây dựng sản phẩm du lịch cộng đồng đặc sắc, hấp dẫn đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách du lịch từ thị trường mục tiêu.
Hướng dẫn, hỗ trợ cộng đồng chủ động xây dựng cơ sở dữ liệu xúc tiến du lịch, thực hiện giới thiệu, quảng bá hiệu quả sản phẩm du lịch cộng đồng tới thị trường nội địa và quốc tế;
Ưu tiên xúc tiến, phát triển thị trường, thu hút khách du lịch quốc tế từ nội vùng ASEAN, Đông Bắc Á, Tây Âu, Úc, khách du lịch nội địa từ các thành phố, trung tâm du lịch lớn đến trải nghiệm, sử dụng sản phẩm du lịch cộng đồng;
Xây dựng mô hình chia sẻ lợi ích giữa cộng đồng, doanh nghiệp, chủ thể liên quan, tổ chức xúc tiến, thu hút nguồn lực đầu tư phát triển du lịch cộng đồng, từng bước phát triển thương hiệu du lịch cộng đồng của địa phương và quốc gia Việt Nam.
Liên quan tới quy hoạch, khuyến khích đầu tư, Đề án nhấn mạnh việc tổ chức quy hoạch không gian các điểm du lịch cộng đồng.
Trong đó, hỗ trợ bảo tồn, khôi phục văn hóa truyền thống, đặc biệt là văn hóa của các dân tộc bản địa; phát triển làng nghề gắn với giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu số và miền núi để phát triển du lịch cộng đồng.
Nghiên cứu và lựa chọn các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số đặc sắc của từng địa phương để phát triển sản phẩm du lịch gắn với xây dựng và bảo tồn môi trường văn hóa điểm đến.
Hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của điểm du lịch cộng đồng; nâng cấp hoàn thiện hệ thống đường, hệ thống đèn chiếu sáng, bãi đỗ xe, biển chỉ dẫn, công nghệ thông tin, wifi, điểm đón tiếp, điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng, điểm trưng bày giới thiệu và bán các sản phẩm đặc sản của địa phương, cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, điểm dịch vụ, tham quan, trải nghiệm, vui chơi giải trí công cộng,… phục vụ phát triển du lịch cộng đồng.
Hỗ trợ kết nối và thu hút khách du lịch, thúc đẩy ứng dụng chuyển đổi số, công nghệ thông minh, tích hợp được hình thức giao dịch thương mại điện tử trong phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng.
Tổ chức các chương trình, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn, hội chợ triển lãm kết nối các bên liên quan, các doanh nghiệp, nhà đầu tư, thị trường khách tới các điểm du lịch cộng đồng.
Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Với giải pháp về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, Đề án nêu cần tuyên truyền, vận động các hộ gia đình tham gia làm du lịch cộng đồng trên cơ sở giữ gìn truyền thống gia đình, dòng tộc và khai thác truyền thông văn hóa của địa phương.
Duy trì môi trường sống và sinh hoạt bình thường của cộng đồng dân cư; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo tồn văn hóa trong hoạt động du lịch cộng đồng.
Phát triển du lịch cộng đồng gắn với văn hóa của người dân bản địa và vì cuộc sống của người dân, có sự tham gia của người dân địa phương; có chính sách quan tâm của nhà nước để tuyên truyền, vận động các hộ gia đình tham gia làm du lịch cộng đồng.
Xây dựng nếp sống văn hóa, các tiêu chí phù hợp về tổ chức, giao tiếp, ứng xử khi phục vụ du khách, quy tắc ứng xử của khách với người dân địa phương, phổ biến rộng rãi tới người dân và khách đến du lịch tại cộng đồng.
Xây dựng đồng bộ cơ chế, chính sách bảo tồn, phát triển văn hóa phù hợp để khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, gia đình, cá nhân tham gia hoạt động du lịch cộng đồng phù hợp với nhu cầu của du khách; đảm bảo bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của địa phương, tạo môi trường văn hóa lành mạnh tại các điểm du lịch cộng đồng.
Xây dựng hình ảnh điểm đến du lịch cộng đồng gắn với các giá trị văn hóa của địa phương, có sự phối hợp, liên kết chặt chẽ giữa các bên liên quan với nhau trên nguyên tắc bình đẳng, cùng thụ hưởng quyền lợi công bằng.
Đồng thời, tập trung vào giải pháp quản lý và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Thành lập ban quản lý và các nhóm chuyên môn như: Nhóm ứng phó khẩn cấp, nhóm giám sát an toàn và vệ sinh, nhóm hướng dẫn viên, nhóm văn nghệ, nhóm nấu ăn…, xác định rõ ràng nhiệm vụ và vai trò của các thành viên trong các nhóm.
Việc liên kết phối hợp giữa những người làm du lịch cần thể hiện rõ trong việc chia sẻ lợi ích tại các điểm du lịch cộng đồng.
Nâng cao năng lực, nghiệp vụ cho người dân địa phương tham gia hoạt động du lịch cộng đồng. Hỗ trợ, đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ để thực hiện tốt công tác tổ chức, quản lý và khai thác điểm đến.
Tăng cường tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng, chú trọng đào tạo tại chỗ, thực hành và đào tạo lại; xây dựng chương trình, nội dung, tài liệu đào tạo cho các ban quản lý và các cá nhân tham gia phục vụ khách với các nội dung thiết thực, phổ biến kinh nghiệm từ các gương điển hình trong cộng đồng.
Chú trọng tổ chức khảo sát thực tế trao đổi kinh nghiệm với các địa phương đã triển khai thành công hoạt động du lịch cộng đồng.
Xây dựng bộ quy tắc ứng xử tại các điểm du lịch cộng đồng để đảm bảo trách nhiệm của các bên tham gia, bộ quy tắc ứng xử đối với khách du lịch và những người cung cấp dịch vụ lưu trú, cung cấp thức ăn và đồ uống, tổ chức tour du lịch, hướng dẫn viên... tại các điểm du lịch cộng đồng.
Phổ biến, áp dụng Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13259:2020 Du lịch cộng đồng - Yêu cầu về chất lượng dịch vụ được Bộ Khoa học và Công nghệ công bố tại Quyết định số 3941/QĐ-BKHCN ngày 31.12.2020 và Tiêu chuẩn du lịch cộng đồng ASEAN.
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các bên tham gia phục vụ khách du lịch trong cộng đồng; khuyến khích các thành viên trong cộng đồng nâng cao năng lực chuyên môn, học nghề và học lên cao.
Giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường nhằm kiểm tra, rà soát, thực hiện chương trình bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên; tuân thủ các quy tắc, nguyên tắc phòng tránh, giảm thiểu, tái sử dụng và cải tiến các sản phẩm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, văn hóa và xã hội tại các điểm du lịch cộng đồng.
Phát triển các sản phẩm sinh thái, sản phẩm hữu cơ, sản phẩm sạch để phục vụ khách du lịch; tuyên truyền vận động người dân và khách du lịch nâng cao ý thức bảo vệ môi trường theo nguyên tắc du lịch có trách nhiệm với cộng đồng xã hội.
Nâng cao ý thức chấp hành quy định về bảo vệ môi trường, cập nhật thông tin tài liệu liên quan đến bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội; tăng cường bồi dưỡng chuyên sâu cho cộng đồng về từng lĩnh vực liên quan đến công tác bảo vệ môi trường; tăng cường phối hợp giữa các ngành, các cấp, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng địa phương liên quan đến công tác bảo vệ môi trường tại điểm du lịch cộng đồng.
(责任编辑:Thể thao)
- SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng đạt mức 15% trong năm 2025
- Trần Hiểu và Mao Hiểu Đồng tái hợp trên màn ảnh sau 10 năm
- Chứng khoán 9/1: Xu hướng ngắn hạn của thị trường sẽ có chuyển biến tương đối tiêu cực?
- Thời trang khoe eo 55cm hút hồn của bạn gái Đoàn Văn Hậu
- Tranh đội tuyển Việt Nam chiến thắng của họa sĩ Thăng Fly gây sốt
- Giá dầu thô và gas đồng loạt tăng trong phiên giao dịch sáng ngày 15/3
- Giá tiêu giảm nhẹ, cao su và cà phê biến động trái chiều ngày đầu tuần
- Tái thiết chuỗi cung ứng: Cần nắm bắt cơ hội "vàng"
- Nhận định, soi kèo Marbella vs Atletico Madrid, 03h30 ngày 5/1: Đá chơi thắng thật
- Ngày 10/4: Giá heo hơi dao động trong khoảng 48.000 đồng/kg đến 52.000 đồng/kg
- NSƯT Hồng Vy nắm chặt tay con rồi chìm vào giấc ngủ ngàn thu
- Giá dầu thô biến động nhẹ, gas tiếp đà trượt dốc trong phiên giao dịch sáng ngày 11/4
- Mưa lớn kéo dài gây sạt lở làm sập nhà ở Quảng Ninh
- Ngày 26/4: Giá sắt thép xây dựng phục hồi sau 5 phiên giảm liên tiếp
- Từ 15/9, Bộ Công an quy định 4 trường hợp CSGT được dừng xe
- Ngày 7/3: Sau một ngày giảm giá thép xây dựng quay đầu tăng
- Thực thi EVFTA: Ngành nông nghiệp đã sẵn sàng
- Giá sắt thép xây dựng đồng loạt giảm trên Sàn giao dịch Thượng Hải
- Lần đầu tiên toàn quốc thực tập phương án chữa cháy 'Tổ liên gia an toàn PCCC'
- Trần Hiểu và Mao Hiểu Đồng tái hợp trên màn ảnh sau 10 năm