【ket qua bilbao】Bất chấp Covid
时间:2025-01-10 15:06:14 出处:Ngoại Hạng Anh阅读(143)
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tới dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Năm 2020,ấtchấket qua bilbao tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành khoảng 2,65%, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 41,25 tỷ USD (Ảnh: Hồ Hạ) |
Nhiều chỉ tiêu bứt tốc trong điều kiện dịch Covid-19
Trình bày báo cáo tổng kết năm 2020, kế hoạch năm 2021 ngành NNPTNT, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết: năm 2020, ngành NNPTNT triển khai thực hiện kế hoạch trong điều kiện đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
Đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tác động đến đời sống, kinh tế, xã hội, làm đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu và gây ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất và hoạt động xuất, nhập khẩu, tiêu thụ nông sản; dịch tả lợn châu Phi giảm mạnh nhưng chưa được khống chế hoàn toàn nên gây không ít khó khăn cho tái đàn, tăng đàn; cúm gia cầm có nguy cơ bùng phát khi tổng đàn đang rất lớn; lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn xảy ra ở cả 3 miền, nhất là khu vực miền Trung và vùng ĐBSCL; thị trường tiêu thụ một số nông sản có xu hướng giảm và chịu tác động từ chiến tranh thương mại giữa các nền kinh tế lớn, các nước gia tăng áp dụng những biện pháp bảo hộ, hàng rào kỹ thuật.
Trong bối cảnh đó, ngành NNPTNT đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức để thực hiện “mục tiêu kép” vừa phát triển ngành, vừa phòng, chống tốt dịch bệnh... Nhờ vậy, năm 2020, toàn ngành đã đạt được những kết quả tích cực.
Tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành khoảng 2,65%; tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 41,25 tỷ USD; trên 62% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; tỷ lệ che phủ rừng đạt 42%; thu nhập của cư dân nông thôn đạt 43 triệu đồng/người.
Đặc biệt, nhiều chỉ tiêu năm 2020 của ngành đã bứt tốc trong điều kiện dịch Covid-19. Trong khó khăn, nông nghiệp tiếp tục khẳng định là trụ đỡ của nền kinh tế, phấn đấu vươn lên phát triển bền vững, tham gia sâu vào hội nhập kinh tế thế giới, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia.
Về trồng trọt, cơ cấu cây trồng được chuyển đổi hiệu quả hơn. Đẩy mạnh thâm canh, ứng dụng khoa học kỹ thuật, nhất là đối với cây trồng chủ lực. Tập trung cải tạo cơ cấu giống, kiểm soát, nâng tỷ lệ sử dụng các giống mới, chất lượng cao.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, năm 2021, ngành NNPTNT phấn đấu kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trên 42 tỷ USD. |
Sản xuất lúa đạt sản lượng 42,7 triệu tấn, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước, chế biến, sử dụng làm thức ăn chăn nuôi và xuất khẩu. Tỷ trọng gạo chất lượng cao chiếm trên 85% gạo xuất khẩu, đã nâng giá gạo xuất khẩu bình quân tăng từ 440 USD/tấn năm 2019 lên 496 USD/tấn năm 2020.
Sản xuất rau, đậu tăng cả về diện tích và sản lượng. Diện tích khoảng 1,16 triệu ha; sản lượng đạt 18,2 triệu tấn, tăng 458 nghìn tấn so với năm 2019.
Cây ăn quả diện tích đạt 1,1 triệu ha, tăng 40 nghìn ha so với năm 2019; sản lượng và chất lượng các loại cây ăn quả có lợi thế của cả nước và từng vùng đều tăng; một số cây ăn quả chủ lực (xoài, thanh long, cam, bưởi,... ) sản lượng tăng từ 4 - 9% so với năm 2019.
Về chăn nuôi, sản lượng thịt các loại đạt khoảng 5,37 triệu tấn, tăng 3,5% so với năm 2019; sữa tươi đạt trên 1,1 triệu tấn, tăng 12,9%; trứng 14,15 tỷ quả, tăng 6,6%.
Tổng sản lượng thủy sản đạt trên 8,4 triệu tấn, tăng 3,6% so với năm 2019; trong đó khai thác trên 3,84 triệu tân tăng 3,2%, nuôi trồng trên 4,56 triệu tấn tăng 3,9%.
Lâm nghiệp, cả nước chuẩn bị được gần 850 triệu cây giống các loại phục vụ trồng rừng; diện tích rừng trồng mới tập trung đạt 220 nghìn ha, đạt kế hoạch đề ra. Thu dịch vụ môi trường rừng đạt 2.457,8 tỷ đồng.
Kim ngạch xuất khẩu năm 2020 đạt khoảng 41,2 tỷ USD
Bên cạnh đó, cơ cấu lại ngành nông nghiệp đi vào thực chất, hiệu quả hơn; quy mô và trình độ sản xuất được nâng cao, chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa trên cơ sở phát huy các lợi thế từng vùng, miền, chuyển dịch theo hướng hiện đại. Đông thời, tiếp tục tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn, nút thắt để thúc đẩy phát triển và cơ cấu lại ngành Nông nghiệp,... với các giải pháp cơ cấu lại đồng bộ trong toàn ngành, đã tạo đà duy trì tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành đạt trên 2,65%, tăng trưởng giá trị sản xuất khá cao trên hầu hết các lĩnh vực.
Thị trường tiêu thụ nông lâm thủy sản tiếp tục phát triển, thị trường trong nước được mở rộng hơn; kịp thời giải quyết các vướng mắc, áp dụng nhiều giải pháp sáng tạo để thúc đẩy xuất khẩu trong điều kiện khó khăn do đại dịch Covid-19. Kim ngạch xuất khẩu năm 2020 đạt khoảng 41,2 tỷ USD, duy trì 9 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1,0 tỷ USD, trong đó có 5 mặt hàng có kim ngạch trên 3 tỷ USD (gỗ và sản phẩm gỗ; tôm; rau quả; hạt điều; gạo).
Tổ chức liên kết chuỗi sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp tiếp tục được đổi mới phù hợp với thị trường, sản xuất hàng hóa lớn; nhiều mô hình liên kết giữa người sản xuất với doanh nghiệp, hợp tác xã theo chuỗi được triển khai nhân rộng. Năm 2020, thành lập mới được 14 Liên hiệp HTX nông nghiệp, 1.555 HTX nông nghiệp, nâng tổng số lên 68 Liên hiệp HTX nông nghiệp, 17.300 HTX nông nghiệp, số HTX hoạt động hiệu quả 14.532 HTX; có 1.718 HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; thành lập mới 1.055 doanh nghiệp, nâng tổng số lên trên 13.280 doanh nghiệp nông nghiệp.
Đặc biệt, ngành NNPTNT đã ứng dụng khoa học công nghệ, tạo ba trục sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm. Nhiều sản phẩm chủ lực cấp quốc gia, cấp tỉnh có hàm lượng khoa học công nghệ cao được áp dụng từ khâu sản xuất giống, nuôi trồng, chế biến như: tôm, cá tra, sản phẩm gỗ...; nhiều nhà máy chế biến đã đi vào hoạt động và đang phát huy hiệu quả. Năm 2020, trình Thủ tướng Chính phủ thành lập 2 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC); các địa phương công nhận 11 vùng nông nghiệp ứng dụng CNC; có 53 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng CNC, tăng 11 doanh nghiệp so với năm 2019.
Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) tập trung thực hiện kết hợp tài nguyên bản địa, văn hóa truyền thống với ứng dụng khoa học công nghệ tạo sản phẩm đa dạng, phong phú, chất lượng, mẫu mã bao bì đẹp, truy xuất được nguồn gốc; đến hết năm 2020 phân hạng và công nhận 3.200 sản phẩm OCOP.
Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tiếp tục phát triển, tăng cả về số lượng và chất lượng. Trên 62% số xã đạt chuẩn nông thôn mới (tăng 8% so với cuối năm 2019). 173 đơn vị cấp huyện thuộc 50 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 61 đơn vị cấp huyện so với cuối năm 2019) và có 3 tỉnh (Nam Định, Đồng Nai và Hưng Yên) đã được công nhận hoàn thành và 9 tỉnh, thành phố đang hoàn thiện thủ tục để được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Cùng với đó, hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được đầu tưnâng cấp và từng bước hiện đại hóa, phục vụ ngày càng tốt hơn cho sản xuất, đời sống dân sinh. Đến nay, diện tích đảm bảo nước gieo cây lúa 7,5 triệu ha, đáp ứng 98% diện tích gieo trồng; có 6.750 hồ chứa thủy lợi, tăng 421 hồ và tăng thêm 1,3 tỷ m3 so với năm 2015, có 92,9% số xã đạt tiêu chí thủy lợi; xây dựng mới và nâng câp đường giao thông nông thôn đạt 20,5 nghìn km/năm. Nhiều dự ánhoàn thành xây dựng, đi vào hoạt động, phát huy hiệu quả đầu tư như: Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ (Ninh Thuận), cổng Cái Lớn - Cái Bé (Kiên Giang)…
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, năm 2021, ngành NNPTNT phấn đấu: tốc độ tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp khoảng 2,7 - 3%; tốc độ tăng giá trị sản xuất nông lâm, thủy sản trên 2,8 - 3,1%; trong đó trồng trọt tăng 1,3%, chăn nuôi tăng 5,7%, thủy sản tăng 3,8%, lâm nghiệp tăng 5,0%.
Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trên 42 tỷ USD; tỷ lệ che phủ rừng ổn định mức 42% và nâng cao chất lượng rừng; tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới trên 70%; ít nhất 200 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh 91%; thành lập mới 2.000 HTX nông nghiệp; cả nước có 19.500 HTX nông nghiệp, trong đó trên 16.500 HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả.
猜你喜欢
- Điều tra nguyên nhân tử vong của một nghi can trộm chó ở Bình Thuận
- 'Mặt trận cần giám sát độc lập về vụ cháy nhà máy Rạng Đông'
- Bộ Ngoại giao có 3 Vụ trưởng mới
- Tàu Trung Quốc dừng hoạt động ở vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam
- MacBook của Apple tương lai có thể sẽ không còn bàn phím
- Thủ tướng đề nghị sớm đạt mục tiêu 100 tỷ USD kim ngạch Việt Nam
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý dùng 30.000 tỷ đồng hỗ trợ người lao động
- Ngân hàng miễn phí chuyển tiền ủng hộ Quỹ vắc xin phòng Covid
- Nga ra mắt mẫu máy bay chiến đấu Su