Phê duyệt Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023 – 2025 Phát triển văn hoá còn chậm so với phát triển kinh tế |
Ngày 18/3,độngnguồnlựctạochuyểnbiếnđộtpháchopháttriểnvănhoángoại hạng anh đêm qua Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035. | Cuộc họp nghe báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia về phát triển văn hoá giai đoạn 2025-2035. Ảnh: TTXVN |
Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, một trong những mục tiêu lớn nhất của Chương trình Mục tiêu Quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 là chuyển sức mạnh tinh thần nội sinh trở thành nền tảng cơ bản để phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Theo đó, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ: Chương trình Mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 phải đánh giá khái quát, toàn diện về vai trò, ý nghĩa của văn hóa trong lịch sử dân tộc cũng như một số tồn tại, yếu kém hoặc vấn đề mới đặt ra trong bảo tồn, phát huy, phát triển văn hóa. Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao tổng hợp ý kiến xác đáng các thành viên Hội đồng Thẩm định Nhà nước, sớm hoàn thiện báo cáo thẩm định, gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu tiếp thu. Đồng thời, cần quán triệt sâu sắc và bám sát các văn kiện của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ, đặc biệt phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa Toàn quốc (tháng 11/2021). Đặc biệt, Chương trình Mục tiêu Quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 được Phó Thủ tướng yêu cầu là cần kế thừa, tiếp thu các chương trình, đề án, chiến lược phát triển lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật chuyên ngành; tập trung triển khai thực hiện chương trình tổng thể với các cơ chế, chính sách đặc thù, tránh dàn trải nguồn lực. | Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp. Ảnh: TTXVN |
Báo cáo tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - ông Tạ Quang Đông cho biết, Chương trình Mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 đặt ra 7 mục tiêu tổng quát và 9 nhóm mục tiêu cụ thể; tập trung vào các hoạt động thuộc lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật gồm: Di sản văn hóa; văn hóa cơ sở; nghệ thuật biểu diễn; mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; điện ảnh; thư viện, giáo dục văn hóa; đào tạo; văn hóa dân tộc; văn hóa đối ngoại; công nghiệp văn hóa… Bên cạnh đó, yêu cầu đặt ra đối với Chương trình Mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 đó là tạo chuyển biến quan trọng trong nhận thức; tăng cường hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước trong điều hành thực hiện chương trình; tập trung huy động các nguồn lực tạo ra động lực tổng thể và chuyển biến đột phá cho phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam. Đồng thời, đảm bảo ngân sách cho xây dựng, phục dựng, trình diễn của các đoàn nghệ thuật truyền thống; khai thác tốt hơn khía cạnh kinh tế của văn hóa… Chương trình Mục tiêu Quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 gồm 10 nội dung thành phần, 153 chỉ tiêu chi tiết, 42 nhiệm vụ cụ thể, 186 hoạt động chi tiết. Một số nội dung thành phần gồm: Phát triển con người Việt Nam có nhân cách, lối sống tốt đẹp; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh; phát triển hệ thống hạ tầng, cảnh quan, thiết chế văn hóa đồng bộ, hiệu quả; nâng cao hiệu quả thông tin tuyên truyền và giáo dục văn hóa. Đồng thời, bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc; thúc đẩy phát triển văn học, nghệ thuật; phát triển các ngành công nghiệp văn hóa; đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong lĩnh vực văn hóa; phát triển nguồn nhân lực văn hóa; hội nhập quốc tế, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và lan tỏa các giá trị văn hóa Việt Nam ra thế giới... Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch nhận định, Chương trình Mục tiêu Quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 là chương trình có ý nghĩa quan trọng, tạo động lực, nguồn lực cho sự phát triển của văn hoá góp phần phát triển bền vững của đất nước. Thời gian qua, trên cơ sở các ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã khẩn trương soạn thảo, gửi Công văn tới các bộ, ngành, Viện nghiên cứu… xin ý kiến về đề xuất chính sách làm cơ sở xây dựng chương trình. Đồng thời, bộ này cũng xin ý kiến các bộ, ngành và 63 tỉnh, thành phố về dự thảo Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư của chương trình, đề nghị các địa phương đề xuất nhiệm vụ cụ thể, kinh phí để đưa vào chương trình. |