【mazatlán đấu với necaxa】TMV Sài Gòn Venus: Tiền vào tay, “rủi ro” khách hàng gánh?
Hợp thức hoá sai phạm bằng hợp đồng cung cấp dịch vụ hỗ trợ?àiGònVenusTiềnvàotayrủirokháchhànggámazatlán đấu với necaxa
Như chúng tôi đã thông tin, TMV Sài Gòn Venus (406 Trần Hưng Đạo, phường 2, quận 5 TP.HCM) do ThS - BS Nguyễn Tiến Huy là chủ cơ sở theo Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh số 41E8021211 đăng ký lần đầu ngày 06/08/2008 và Giấy phép hoạt động khám chữa bệnh số 04321/SYT-GPHĐ ngày 07/11/2016 do Sở Y tế TP.HCM cấp. Theo tìm hiểu của PV, TMV Sài Gòn Venus (còn gọi là Phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ) hoạt động theo danh mục kỹ thuật số 1262/QĐ-SYT do Sở Y tế TP. HCM phê duyệt ngày 25/03/2016.
Ngày 07/11/2016, Sở Y tế TP tiếp tục ra văn bản số 1823/QĐ-SYT về việc phê duyệt phạm vi hoạt động chuyên môn đối với Phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ do BS Nguyễn Tiến Huy là người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật, tại địa chỉ: số 406 Trần Hưng Đạo, phường 2, quận 5.
Theo đó, TMV Sài Gòn Venus được cấp phép thực hiện một số dịch vụ gồm: Tạo má lúm đồng tiền, xoá xăm cung lông mày, nâng cung lông mày, tạo hình gò má, tạo hình cằm chẻ, cằm lẹm, sửa da ở vùng mặt, vùng cổ; Tạo hình mí mắt, mũi, môi, tai. Không được thực hiện phẫu thuật tạo hình như nâng ngực, thu gọn thành bụng, mông, đùi; căng da mặt, mông, đùi; lấy mỡ cơ thể.
Tuy nhiên, thời gian qua, TMV này liên tục quảng cáo, giới thiệu các dịch vụ nâng ngực, thu nhỏ quầng ngực… dưới chiêu bài “tư vấn”. Đồng thời, thông qua “hợp đồng cung cấp dịch vụ hỗ trợ chuyên môn y tế” với BV đa khoa Vạn Hạnh, BS Nguyễn Tiến Huy đã “đánh tráo khái niệm” giữa cá nhân (BS Huy) và doanh nghiệp (TMV Sài Gòn Venus) để đưa khách đến phẫu thuật thẩm mỹ tại bệnh viện này.
Cụ thể, theo thông tin mà PV ghi nhận được, ngày 2/1/2020, BS Nguyễn Tiến Huy (Bên A – bên nhận cung cấp dịch vụ) và BV đa khoa Vạn Hạnh (Bên B – bên cung cấp dịch vụ) đã ký “hợp đồng cung cấp dịch vụ hỗ trợ chuyên môn y tế”, có giá trị trong vòng 1 năm.
Thẩm mỹ viện Sài Gòn Venus
Theo hợp đồng cung cấp dịch vụ này, BS Nguyễn Tiến Huy sẽ được BV Vạn Hạnh cung cấp những dịch vụ hỗ trợ chuyên môn y tế gồm: Cơ sở vật chất, bác sĩ gây mê hồi sức, ê kíp phụ mổ và chăm sóc hồi sức sau mổ, phương tiện, dụng cụ, trang thiết bị, phòng phẫu thuật; Các xét nghiệm, cận lâm sàng và hội chẩn khi Bên A yêu cầu hoặc Bên B xét thấy cần thiết (Bên A sẽ được Bên B thông báo); Dịch vụ phòng, chăm sóc theo dõi sau phẫu thuật...
Phối hợp điều trị và cung cấp thông tin diễn tiến bệnh kịp thời cho Bên A cho đến khi bệnh nhân xuất viện; Bên B chịu trách nhiệm đối với bệnh nhân trong quá trình phẫu thuật/thủ thuật liên quan đến Gây mê – Hồi sức;…
Ngược lại, BS Nguyễn Tiến Huy có nghĩa vụ cung cấp chứng chỉ hành nghề, chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của văn bằng tốt nghiệp cũng như chi trả phí dịch vụ tính theo từng ca điều trị cho phía BV Vạn Hạnh…
Rõ ràng, hợp đồng cung cấp dịch vụ nói trên, chỉ là giữa BV Vạn Hạnh và cá nhân BS Nguyễn Tiến Huy. Thế nhưng, nó lại được vị bác sĩ này “hô biến” thành hợp tác giữa BV Vạn Hạnh và TMV Sài Gòn Venus như những gì chúng tôi đã đề cập ở bài viết trước.
Vậy, việc “đánh tráo khái niệm” này chỉ xuất phát từ BS Nguyễn Tiến Huy hay có sự “tiếp tay” từ cả phía BV Vạn Hạnh?
Năm 2015, báo chí đã đưa tin về trường hợp của chị N.T.X.T. (Cần Thơ) gặp phải biến chứng khi phẫu thuật nâng ngực tại TMV Sài Gòn Venus do BS Nguyễn Tiến Huy thực hiện (thời điểm này còn ở địa chỉ 11 Châu Văn Liêm, quận 5). Cụ thể, ngày 24/2/2015, BS Huy đưa chị T. đến BV Vạn Hạnh để tiến hành các xét nghiệm và đặt túi ngực. Tuy nhiên, 9 tháng kể từ khi phẫu thuật, chị T. liên tục bị đau ngực, túi dịch có dấu hiệu gấp xếp, gợn sóng, không thẩm mỹ. Tháng 10/2015, BS Huy lại đưa chị T. đến BV Vạn Hạnh để khắc phục hậu quả nhưng vẫn không cải thiện được tình hình.
Tháng 11/2015, chị T. tìm đến một cơ sở khác để khám mới phát hiện mình bị “tụ dịch khu trú tuyến vú trái”, cần phải điều trị rất vất vả.
Như vậy, việc “hợp tác” giữa BS Huy và Bệnh viện Vạn Hạnh đã diễn ra cách đây vài năm. Và thật khó để nói, việc BS Huy cho TMV Sài Gòn Venus “mượn danh” hợp đồng hợp tác để kéo khách lại không có sự hay biết gì từ phía BV Vạn Hạnh. Phải chăng, để nhận được “phí dịch vụ”, bệnh viện Vạn Hạnh đã “bỏ lơ” cho BS Nguyễn Tiến Huy “tự tung tự tác”?
Bác sĩ Nguyễn Tiến Huy đang tư vấn cho khách hàng (ảnh cắt từ clip)
Rủi ro cho khách hàng
Theo tìm hiểu của PV, để tiến hành một ca phẫu thuật tại bệnh viện, dù lớn hay nhỏ cũng đều phải thông qua quy trình chặt chẽ từ khám bệnh, hội chẩn trước khi mổ và duyệt mổ của lãnh đạo bệnh viện. Điều này đồng nghĩa với việc muốn phẫu thuật tại bệnh viện nào đó, bệnh nhân phải đến trực tiếp cơ sở đó để khám và hội chẩn. Thế nhưng với BS Nguyễn Tiến Huy và BV đa khoa Vạn Hạnh, những quy định này dường như “không có giá trị”.
Cụ thể, tại hợp đồng hợp tác nói trên có nêu rõ: “Bên A hoàn chỉnh hồ sơ bệnh án và các quy định khác trước và sau khi điều trị/ phẫu thuật”.
Đồng thời, trong phần trách nhiệm và nghĩa vụ của bên B cũng thể hiện, BV Vạn Hạnh cung cấp các xét nghiệm, cận lâm sàng và hội chẩn khi bên A yêu cầu hoặc bên B xét thấy cần thiết (bên A sẽ được bên B thông báo). Ở đây, câu hỏi đặt ra là khi nào “bên B xét thấy cần thiết”?
Với những điều khoản tại hợp đồng nói trên, rõ ràng, BV Vạn Hạnh đã gần như trao toàn bộ quyền xét nghiệm, hoàn chỉnh hồ sơ bệnh án vào tay BS Nguyễn Tiến Huy. Theo thông tin nhân viên Sài Gòn Venus cung cấp cho PV, việc xét nghiệm cho khách hàng trước khi phẫu thuật sẽ được thực hiện ngay tại cơ sở của thẩm mỹ viện này. Một phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ, kết quả xét nghiệm, khám trước khi phẫu thuật, liệu có chính xác hơn bệnh viện? BV Vạn Hạnh liệu đã làm hết trách nhiệm khi cung cấp dịch vụ, cho thuê phòng mổ?
Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh
Một trường hợp liên quan đến xét nghiệm trước khi phẫu thuật không chính xác gây hậu quả nghiêm trọng, đó chính là của chị Đ.T.N.A. (Hà Nội). Cụ thể, tháng 9/2019, chị Đ.T.N.A. thông qua tư vấn của thẩm mỹ viện Sophie International (phường Tân Định, quận 1) đã đến Bệnh viện thẩm mỹ Emcas để thực hiện phẫu thuật hút mỡ bụng. Tại đây, chị A. được căng da bụng, hút mỡ vùng lưng, vai, nách, bắp tay trên 2 cánh tay; cắt da bụng, nối lại dây chằng ở vùng bụng và được xuất viện sau 2 ngày phẫu thuật và có hẹn tái khám sau 1 tháng.
Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật gần 1 tháng, chị A. có biểu hiện chóng mặt, buồn nôn, khó thở..., sức khoẻ ngày càng suy yếu. Đi khám tại bệnh viện, chị A “tá hoả” khi bác sĩ cho biết mình đã mang thai được 8 tuần. Điều này đồng nghĩa với việc, tại thời điểm phẫu thuật hút mỡ bụng, chị đã có thai được hơn 1 tháng. Không chỉ phải bỏ cái thai, việc điều trị cho chị A đã tiêu tốn khá nhiều công sức, tiền bạc của gia đình khi vết thương của chị có dấu hiệu bị nhiễm trùng.
Nói thế để thấy, dù cho trước khi thực hiện phẫu thuật, việc thăm khám tại các cơ sở có đầy đủ chức năng, trang thiết bị còn có thể xảy ra sai sót, huống gì là tại những cơ sở không đủ chuyên môn. Liên quan đến hoạt động của thẩm mỹ viện Sài Gòn Venus, PV đã gửi nội dung liên quan đến thẩm mỹ viện này. Tuy nhiên, dù thời gian đã rất lâu chúng tôi vẫn chưa nhận được phản hồi chính thức từ phía Sài Gòn Venus.
Mới đây nhất, PV nhận được điện thoại của một người đàn ông tên Nam, tự nhận là “Giám đốc đối ngoại” của thẩm mỹ viện Sài Gòn Venus. “Anh hiện đang là Uỷ viên thường vụ một Hội ở TP.HCM. Sài Gòn Venus là một thành viên của Hiệp hội nên anh có trách nhiệm phải bảo vệ công ty này”, ông Nam nói. Tuy nhiên, khi chúng tôi đề nghị ông Nam phản hồi những thông tin mà PV đã gửi, ông Nam cho biết, sẽ thống kê lại và gửi ngay ngày hôm sau. Mặc dù vậy, đến thời điểm này, chúng tôi vẫn chưa nhận được bất cứ phản hồi nào.
Minh Nghĩa
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/108f792340.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。