Trong phiên thảo luận về kết quả thực hiện ngân sách nhà nước năm 2015,ốicảnhhộinhậpcàngphảităngcườngchốngthấbảng kèo bóng đá hôm nay dự toán ngân sách 2016 và vấn đề phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế, Đại biểu Trần Hoàng Ngân bày tỏ sự nhất trí và đồng tình với báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính ngân sách, cũng như đồng tình với phần lớn những đề xuất của chính phủ gửi tới Quốc hội.
Trong đó, Đại biểu Ngân nhất trí cao việc đang đàm phán các kỳ hạn phát hành trái phiếu quốc tế, trái phiếu trong nước vì chúng ta đang có cơ hội phát hành trái phiếu lãi suất thấp có lợi cho ngân sách.
Bội chi ngân sách của Việt Nam tăng cao trong nhiều năm qua, đã có nhiều hội thảo, thảo luận ở QH,. Mới đây, ngành giao thông tiết kiệm được 14.259 tỷ đồng, ngay lập tức có hàng loạt đề nghị chi, đều chính đáng nhưng trong nguồn ngân sách có hạn thì ưu tiên hàng đầu là tính hiệu quả và tính lan tỏa.
"5 năm qua, bình quân bội chi là 200.000 tỷ đồng, 5 năm đã mất 1 triệu tỷ đồng. Do vậy, cả hệ thống chính trị phải chung sức để kéo giảm bội chi ngân sách hiện nay", Đại biểu Ngân đề nghị.
Đề xuất giải pháp với quốc hội, ông Ngân cho rằng, để giảm bội chi thì phải tăng thu, giảm chi. Trong đó, đối với tăng thu ngân sách được huy động từ 3 nguồn (dầu thô, cân đối xuất nhập khẩu và nội địa).Tuy nhiên, "thu từ dầu thô giảm từ 14% xuống hiện nay chỉ còn 6,6%, dự kiến năm nay thu dầu thô giảm 32.000 tỷ đồng, nhưng ngân sách vẫn vượt thu 16.4000 tỷ đồng. Đây là sự cố gắng lớn của ngành Tài chính", ông Ngân khẳng định.
Về thu cân đối xuất nhập khẩu cũng sẽ giảm, vì chúng ta đang hội nhập sâu rộng, thực hiện lộ trình giảm thuế WTO, thực hiện lộ trình theo FTA, liên minh kinh tế Á- Âu,....
Như vậy để tăng thu chỉ dựa vào tăng thu từ nội địa. "Riêng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, tôi thấy đã có cố gắng, nhưng cần cố gắng hơn vì nguồn thu này còn nhiều dư địa. Do vậy, trong bối cảnh hội nhập chúng ta càng phải tăng cường chống thất thu, nhất là cần chống chuyển giá ở khu vực này", Đại biểu Trần Hoàng Ngân nêu ý kiến./.
Khánh Huyền