您现在的位置是:World Cup >>正文

【thuy si vs】RCEP tổ chức phiên họp đặc biệt về khả năng ký kết hiệp định năm 2020

World Cup4人已围观

简介Đây sẽ là phiên họp đầu tiên của các quốc gia tham gia RCEP kể từ khi ASEAN và các đối tác đối thoại ...

Đây sẽ là phiên họp đầu tiên của các quốc gia tham gia RCEP kể từ khi ASEAN và các đối tác đối thoại - Hàn Quốc,ổchứcphiênhọpđặcbiệtvềkhảnăngkýkếthiệpđịnhnăthuy si vs Trung Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand - tuyên bố đạt được thỏa thuận vào tháng 11 năm ngoái.

rcep to chuc phien hop dac biet ve kha nang ky ket hiep dinh nam 2020

Hiệp định này được đưa ra sau khi những nước tham gia tiến hành các cuộc đàm phán vào năm 2013 về thỏa thuận tạo ra một khối kinh tế khổng lồ chiếm một nửa dân số toàn cầu và 1/3 tổng sản phẩm quốc nội của thế giới. Là một thành viên của RCEP, Seoul đã đưa ra cái gọi là Chính sách miền Nam mới, nhằm củng cố mối quan hệ chiến lược và kinh tế của Hàn Quốc với các nước Đông Nam Á. RCEP đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế định hướng xuất khẩu như Hàn Quốc, mà các đơn hàng xuất khẩu đi nước ngoài đã bị tổn thất trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và sự sụt giảm trong ngành công nghiệp chip toàn cầu. Trước nỗ lực đa dạng hóa danh mục đầu tư xuất khẩu, các quốc gia Đông Nam Á lần đầu tiên chiếm hơn 20% các đơn hàng xuất khẩu của Hàn Quốc, tăng từ 19,1% năm 2018.

Ban Thư ký ASEAN cũng đã mời Ấn Độ tham dự phiên họp đặc biệt của RCEP tại Bali nhằm loại bỏ những lo ngại của New Delhi về hiệp định này. Tại hội nghị cấp cao RCEP lần thứ 3 vào tháng 11 năm ngoái tại Bangkok, Ấn Độ đã quyết định rút khỏi hiệp định thương mại vì những lo ngại của nước này không được RCEP giải quyết thỏa đáng. Ấn Độ đã nhận được lời mời tham dự cuộc họp nhưng chưa đưa ra quyết định nào về việc này.

Trong khi đó, tại phiên họp của Diễn đàn Kinh tế thế giới ở Davos ngày 23-24/01, Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ Piyush Gidel đã cho biết, nếu các quốc gia RCEP cung cấp sự bảo vệ đầy đủ chống lại các quy tắc xuất xứ sản phẩm, thì sẽ có sự minh bạch đầy đủ trong các hoạt động giao dịch, nếu các hàng rào phi thuế quan có thể giải quyết, có phạm vi để thảo luận.

Nhật Bản trước đó đã chỉ ra những nỗ lực đã khiến Ấn Độ tham gia RCEP đầy tham vọng, cho biết tất cả các quốc gia thành viên của nhóm đã cam kết giải quyết các mối quan ngại của New Delhi. Tại Đối thoại Raisina hồi đầu tháng 01, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ S Jaishankar cũng cho biết, Ấn Độ đã không đóng cửa với RCEP và sẽ thực hiện phân tích lợi ích - chi phí để đánh giá lại hiệp định này.

Sự hiện diện của Trung Quốc trong nhóm RCEP đã gây lo ngại khi ngành công nghiệp Ấn Độ lo sợ rằng hiệp định thương mại tự do này sẽ dẫn đến tình trạng tràn ngập hàng hóa Trung Quốc tại thị trường nội địa. Một số lĩnh vực như công nghệ thông tin và dược phẩm đã nhiều lần đánh dấu vấn đề về các rào cản thương mại đã ngăn cản sự xâm nhập của doanh nghiệp trong nước vào thị trường Trung Quốc.

Ấn Độ đã đưa ra một cơ chế kích hoạt tự vệ tự động trong thỏa thuận RCEP như một biện pháp chống lại sự gia tăng nhập khẩu đột ngột và đáng kể từ các quốc gia như Trung Quốc để bảo vệ doanh nghiệp trong nước. Ấn Độ đã ghi nhận thâm hụt thương mại trong năm 2018-2019 với 11 quốc gia thành viên RCEP bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc và Australia. Hiệp định này nhằm mục đích bao gồm các vấn đề liên quan đến hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, hợp tác kinh tế kỹ thuật, cạnh tranh và quyền sở hữu trí tuệ.

Trong các hiệp định thương mại như vậy, các đối tác thương mại giảm hoặc loại bỏ thuế hải quan đối với số lượng hàng hóa tối đa được giao dịch với nhau. Đồng thời cũng nới lỏng các quy định như chế độ thị thực để thúc đẩy thương mại dịch vụ và thu hút đầu tư.

Tags:

相关文章