Xây dựng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Cần có chế tài xử lý rõ ràng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) phải đảm bảo tính khả thi |
Sáng 6/4,ĐàNẵngLấyýkiếnhoànthiệndựthảoLuậtBảovệquyềnlợingườitiêudùngsửađổkèo man utd tại thành phố Đà Nẵng, Ủy ban Cạnh tranh quốc gia (Bộ Công Thương) phối hợp với Sở Công Thương TP. Đà Nẵng tổ chức Hội thảo Lấy ý kiến hoàn thiện dự thảo luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).
Hội thảo Lấy ý kiến Hoàn thiện dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) tại TP. Đà Nẵng nhằm góp phần hoàn chỉnh nhất dự thảo Luật trước khi trình Quốc hội tháng 5/2023 |
Phát biểu khai mạc hội thảo, bà Nguyễn Quỳnh Anh – Phó Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh quốc gia cho biết, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã có hiệu lực từ năm 2011. Từ đó đến nay đã bộc lộ nhiều điểm chưa thực sự phù hợp, chưa theo kịp sự phát triển. Cụ thể, như những vấn đề tiêu dùng trên không gian mạng – đặc thù mới của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiện nay. Đặc biệt là tác động của chuyển đổi số đã thúc đẩy các giao dịch trên nền tảng số, giao dịch xuyên biên giới tăng mạnh. Đây là những vấn đề mà Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2011 chưa xử lý hết.
Từ năm 2011 đến nay, Đảng và Nhà nước liên tục hoàn thiện các cơ sở pháp lý, trong đó có thể nhắc đến Hiến pháp năm 2013 đã đề cập rất nhiều đến quyền công dân, quyền con người; hay các bộ Luật Tố tụng Dân sự năm 2015, Luật An ninh mạng năm 2018, Luật Cạnh tranh năm 2018 đã điều chỉnh quan hệ giữa các tổ chức cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng.
Theo bà Quỳnh Anh, trước thực tế việc đưa thi hành Luật đi vào cuộc sống có những bất cập, Bộ Công Thương đã được Quốc hội giao soạn thảo lại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi). Từ năm 2022 – nay, Ban soạn thảo, tổ biên tập Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã đưa ra nhiều dự thảo khác nhau. Dự thảo đầu tiên đã được Quốc hội khóa XV cho ý kiến vào tháng 2/2023 gồm 7 chương và 80 điều. Từ đó đến nay, Ban soạn thảo, Tổ biên tập liên tục xin ý kiến các cơ quan ban ngành, các tổ chức xã hội và người tiêu dùng, hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng. Đến nay, dự thảo luật còn 79 điều và sẽ còn nhiều điều bổ sung sửa đổi mới. “Việc lắng nghe ý kiến của các đơn vị, địa phương, đặc biệt là phía người tiêu dùng là rất cần thiết để đảm bảo Luật sát thực tế. Các hội thảo lấy ý kiến được tổ chức nhằm mong muốn cho đến ngày dự thảo được trình Quốc hội thông qua vào tháng 5/2023 tới sẽ là dự thảo hoàn chỉnh nhất”, bà Quỳnh Anh nói.
Bà Nguyễn Quỳnh Anh – Phó Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh quốc gia |
Tại Hội thảo, Đại diện Ủy ban Cạnh tranh quốc gia đã giới thiệu những điểm mới, sửa đổi, bổ sung trong Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)
Đại diện Hội bảo quyền lợi người tiêu dùng Đà Nẵng, các cơ quan đơn vị, hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã có những góp ý kiến hoàn thiện sửa đổi luật liên quan đến các vấn đề như bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch đặc thù với tổ chức, cá nhân kinh doanh; giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh….
Trong khuôn khổ chương trình, Hội thảo cũng được nghe chia sẻ kinh nghiệm thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Úc của Cơ quan Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng Úc – Đơn vị thực thi rất tốt về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TP. Đà Nẵng: Từ năm 2012 đến nay, Hội và các cơ quan chức năng tại thành phố đã tiếp nhận, giải quyết gần 500 vụ khiếu nại, liên quan đến các vấn đề: Số lượng, chất lượng hàng hóa, chế độ bảo hành, khiếu nại sản phẩm gặp lỗi. Có một số vụ việc có giá trị hàng hóa khiếu nại lớn, ảnh hưởng đến nhiều người tiêu dùng. |