欢迎来到88Point

88Point

【kết quả rc lens】Những nguy cơ khôn lường từ cuộc xung đột giữa Hamas và Israel

时间:2025-01-12 18:47:16 出处:Ngoại Hạng Anh阅读(143)

Một em nhỏ bị thương sau cuộc không kích của Israel xuống thành phố Gaza,ữngnguycơkhônlườngtừcuộcxungđộtgiữaHamasvàkết quả rc lens ngày 9/10/2023.

Cuộc xung đột vũ trang mới nhất giữa Israel và lực lượng thuộc phong trào Hồi giáo Hamas của Palestine, hiện kiểm soát Dải Gaza, đang diễn biến hết sức phức tạp và khó đoán định.

Nếu không được ngăn chặn kịp thời, tình trạng leo thang bạo lực có thể ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh tại khu vực Trung Đông, tác động tiêu cực đến triển vọng kinh tế thế giới cũng như các thị trường toàn cầu và có nguy cơ dẫn đến một thảm họa nhân đạo nghiêm trọng.

Kể từ khi xung đột leo thang ngày 7/10, giao tranh tới nay chưa có dấu hiệu hạ nhiệt và con số thương vong liên tục tăng.

Số liệu cập nhật của cơ quan y tế ở Dải Gaza công bố ngày 11/10 cho biết hơn 900 người Palestine, trong đó có 260 trẻ em, đã thiệt mạng và hơn 4.250 người bị thương do các cuộc không kích của quân đội Israel.

Phía Israel thông báo khoảng 1.200 người thiệt mạng và ít nhất 2.700 người bị thương tại Israel trong các đợt tấn công của lực lượng Hamas.

Israel cũng đã phong tỏa hoàn toàn Dải Gaza, cắt nguồn cung ứng điện, nước, thực phẩm... ở vùng đất là nơi sinh sống của nhiều dân thường Palestine này.

Hơn 2,3 triệu cư dân tại Gaza đang đối mặt với cảnh thiếu điện, nước, cũng như thuốc men và dịch vụ y tế. Liên hợp quốc cho biết hơn 260.000 người ở Gaza đã phải rời bỏ nhà cửa chạy nạn.

Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cảnh báo xung đột sẽ làm trầm trọng hơn tình hình nhân đạo vốn đã tồi tệ ở Dải Gaza, khiến người dân nơi đây đối mặt với thảm họa nhân đạo.

Nguy cơ về an ninh cũng rất lớn. Giữa lúc cuộc xung đột Israel-Hamas leo thang phức tạp, lực lượng Hezbollah tại Liban ngày 8/10 đã phóng hàng chục rocket và đạn pháo về phía 3 vị trí của Israel tại Shebaa Farms - vùng đất hiện nằm dưới sự kiểm soát của Israel nhưng Liban tuyên bố là một phần lãnh thổ của mình.

Quân đội Israel cũng đã tấn công trả đũa bằng máy bay không người lái. Diễn biến này làm gia tăng lo ngại về một cuộc xung đột lớn hơn tại Trung Đông.

Israel và lực lượng Hezbollah từng có một vài cuộc xung đột trong quá khứ. Gần đây nhất là cuộc xung đột kéo dài 34 ngày hồi năm 2006 khiến 1.200 người Liban và 160 người Israel thiệt mạng.

Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi ngày 10/10 cảnh báo leo thang quân sự tiếp diễn giữa Israel và Hamas là "rất nguy hiểm" và có thể gây ra hậu quả đối với an ninh và ổn định khu vực.

Cuộc xung đột này diễn ra trong bối cảnh khu vực Trung Đông vẫn đang đối mặt với một loạt cuộc khủng hoảng dai dẳng chưa được giải quyết tại Yemen, Syria, Libya...

Theo đánh giá của giới phân tích quốc tế, nếu các nỗ lực của cộng đồng quốc tế không đạt được thành công và xung đột tiếp tục kéo dài với sự tham gia của một bên thứ ba, Trung Đông có nguy cơ đối diện với một cuộc xung đột lớn hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh và ổn định tại khu vực vốn vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi những hệ lụy của làn sóng nổi dậy Mùa Xuân Arab năm 2011.

Một khi xung đột và bạo lực lan rộng, điều này sẽ dẫn đến những hậu quả nặng nề mà Trung Đông đã từng phải hứng chịu trong thập niên trước, như bất ổn, làn sóng di cư, sự trỗi dậy của các tổ chức khủng bố và thảm họa nhân đạo.

Giới phân tích cũng nhận định bạo lực leo thang giữa Israel và Hamas có thể khiến nhiều nước đối mặt với những xu hướng lạm phát mới, đồng thời "giáng đòn mạnh" vào triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế thế giới, vốn chỉ vừa có dấu hiệu phục hồi sau khi chịu tác động của đại dịch COVID-19 và cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, mức độ tác động đến triển vọng kinh tế thế giới còn tùy thuộc vào diễn biến xung đột. Tổng Giám đốc Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) Agustin Carstens cho rằng hiện còn quá sớm để đánh giá tác động của cuộc xung đột, mặc dù các thị trường dầu mỏ và chứng khoán có thể bị ảnh hưởng ngay lập tức.

Viễn cảnh xung đột Israel-Hamas tiếp tục kéo dài với sự tham gia của một bên thứ ba hoặc một vài bên khác trong khu vực sẽ tác động rất lớn đến thị trường dầu mỏ.

Dù không phải là những nhà cung cấp dầu mỏ của thế giới, nhưng cả Palestine và Israel đều nằm ở Trung Đông, khu vực chiếm gần 49% trữ lượng dầu thô được kiểm chứng và gần 34% tổng lượng dầu xuất khẩu toàn cầu.

Xung đột sẽ làm gián đoạn nguồn cung dầu thô từ Trung Đông ra thị trường thế giới. Đặc biệt, việc Eo biển Hormuz bị phong tỏa hoàn toàn có nguy cơ đẩy giá dầu lên các mức kỷ lục mới.

Eo biển Hormuz có tầm quan trọng chiến lược, chiếm khoảng 25% lượng dầu thô nhập khẩu của thế giới.

Nhà kinh tế trưởng Carl Tannenbaum của công ty dịch vụ tài chính Northern Trust cho rằng bất kỳ nguồn gốc gây bất ổn kinh tế nào ở Trung Đông đều có thể ảnh hưởng đến thị trường dầu mỏ.

Còn nhà kinh tế trưởng Karim Basta, thuộc hãng tư vấn đầu tư III Capital Management, nhận xét xung đột có thể đẩy giá dầu tăng cao hơn, kéo theo lạm phát tăng lên, gây rủi ro cho triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới.

Bất ổn tại Trung Đông không chỉ ảnh hưởng đến thị trường dầu mỏ, mà còn tác động xấu đến hoạt động vận chuyển hàng hóa qua Kênh đào Suez, nơi chiếm tới 12% tổng khối lượng hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển của thế giới.

Theo đánh giá của nhà phân tích Tina Fordham, chiến lược gia về các vấn đề địa chính trị đồng thời là nhà sáng lập hãng tư vấn Fordham Global Foresight, xung đột lan rộng chẳng những khiến giá dầu tăng mạnh, mà còn gây ra những hệ quả mang tính hệ thống, trong đó điều đáng quan ngại là tình trạng gia tăng lạm phát toàn cầu trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đang nỗ lực kiềm chế chỉ số này.

Trước những nguy cơ khôn lường, cộng đồng quốc tế, nhất là các quốc gia Arab và Hồi giáo trong khu vực, đang cố gắng thúc đẩy những nỗ lực nhằm giảm leo thang căng thẳng giữa Israel và Hamas, đặc biệt là Ai Cập, nước từng thành công trong vai trò trung gian hòa giải giúp chấm dứt đợt xung đột kéo dài 11 ngày hồi tháng 5/2021.

Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi cho biết nước này đang tăng cường liên lạc ở mọi cấp độ để ngăn chặn các cuộc đối đầu quân sự và bảo vệ dân thường ở cả Palestine và Israel.

Mặc dù khó đoán định do mức độ và quy mô không như các cuộc xung đột trong khoảng hai thập niên qua, nhưng theo đánh giá của giới phân tích khu vực, với các nỗ lực hòa giải của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Ai Cập và các quốc gia Arab khác trong khu vực, giao tranh lần này giữa Isarel và Hamas sẽ không kéo dài trong trung hạn do "những tính toán và nhượng bộ chiến lược" của tất cả các bên. Phía Hamas cũng để ngỏ khả năng đàm phán ngừng bắn.

Tuy nhiên, trong lịch sử xung đột Israel-Palestine kéo dài hàng thập niên qua, không ít lần các đợt giao tranh giữa Israel và lực lượng Hamas kết thúc bằng một thỏa thuận ngừng bắn, song sau một thời gian thì các thỏa thuận ngừng bắn đều bị phá vỡ, bởi những nguyên nhân chính dẫn đến xung đột chưa được giải quyết tận gốc rễ.

Cộng đồng quốc tế nhiều năm qua vẫn hối thúc các bên bắt đầu một cuộc đối thoại nghiêm túc để giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của cuộc xung đột, đồng thời trở lại con đường đàm phán nhằm chấm dứt sự chiếm đóng và cho phép hiện thực hóa một giải pháp hai nhà nước trên cơ sở đường biên giới năm 1967, nghị quyết của Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế và các thỏa thuận chung, bảo đảm lợi ích của các người Israel và người Palestine.

Ngoài nỗ lực của cộng đồng quốc tế, để đạt được giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột đòi hỏi thiện chí từ cả Israel lẫn các phe phái của Palestine./.

Theo TTXVN

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: