HĐND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành Nghị quyết số 191/NQ-HĐND đặt tên đường trên địa bàn thành phố Đồng Hới (lần thứ 9),ÝnghĩađặcbiệtkhiđặttênđườngVõHồngAnhnốiliềnđườngVõNguyênGiákqtruc tiep bong da trong đó, đặt tên mới cho 108 tuyến đường và đặt tên cho 8 tuyến đường kéo dài.
Đợt đặt tên đường lần này ở xã Bảo Ninh có tuyến đường mang tên GS.TSKH Võ Hồng Anh, là con gái duy nhất của liệt sỹ Nguyễn Thị Quang Thái (em gái liệt sỹ Nguyễn Thị Minh Khai) và Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Đặc biệt hơn, điểm đầu của tuyến đường này giáp với đường Võ Nguyên Giáp. Đây là lần đầu tiên Quảng Bình lấy tên cả hai bố con đặt cho hai tuyến đường và có kết nối với nhau.
Bà Hoàng Thị Thanh Nhung, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đồng Hới cho biết, việc sử dụng tên GS.TSKH Võ Hồng Anh để đặt cho một tuyến đường đã được thành phố ấp ủ từ lâu.
Theo bà Nhung, việc đặt tên đường thường theo các tiêu chuẩn như người có cống hiến, người con của quê hương, và GS.TSKH Võ Hồng Anh đạt được các tiêu chuẩn đó.
Hơn nữa, Bảo Ninh là khu đô thị mới và phát triển nên có nhiều khách du lịch, việc dùng tên bà Võ Hồng Anh để đặt tên đường trước hết là giáo dục cho con em địa phương biết đến sự cống hiến của bà, sau nữa là khách du lịch khi đến đây sẽ biết được Quảng Bình có những nhân tài như thế để lưu cho thế hệ mai sau.
"Điểm đầu đường Võ Hồng Anh giáp với đường Võ Nguyên Giáp, thể hiện sự tiếp nối, gắn liền nhau. Đây cũng là lần đầu tiên chúng tôi sử dụng tên của hai bố con để đặt cho hai tuyến đường ở cạnh nhau như thế này.
Khi đặt tên đường, chúng tôi cũng đã liên hệ với đại diện gia đình Đại tướng, phía gia đình cũng rất vui và ủng hộ”, bà Nhung nói.
Được biết, tuyến đường được chọn lấy tên Võ Hồng Anh có chiều dài 630m, rộng 32m, điểm đầu giáp đường Võ Nguyên Giáp, điểm cuối giáp đường quy hoạch 36m.
GS.TSKH Võ Hồng Anh sinh thời nổi tiếng trong ngành toán lý không chỉ ở Việt Nam mà trên cả thế giới.
Bà tốt nghiệp phổ thông vào năm 1959. Sau đó, bà theo học ngành vật lý lý thuyết lượng tử tại Đại học Tổng hợp quốc gia Lomonosov Moskva.
Năm 1969, bà bảo vệ thành công luận án Phó Tiến sĩ toán - lý về lý thuyết Plasma. Từ năm 1969 - 1971, bà làm cộng tác viên khoa học tại Viện Liên hợp nghiên cứu hạt nhân Dubna - một cơ sở khoa học quốc tế có uy tín của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa.
Đến năm 1972 bà về nước, làm việc tại Viện Vật lý Hà Nội. Ở đây bà tiếp tục nghiên cứu một số vấn đề về lý thuyết chất rắn.
Năm 1979, bà trở lại công tác tại Viện Liên hợp nghiên cứu hạt nhân Dubna. Năm 1982, bà bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ.
Bà Võ Hồng Anh là người phụ nữ đầu tiên của ngành vật lý Việt Nam được tặng giải thưởng Kovalevskaia vào năm 1988. Bà mất vào năm 2009.