【kqbd galaxy】Không nên có thêm ưu đãi thuế cho động cơ ô tô
Dự thảo nghị quyết của Chính phủ về các giải pháp thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đang được Bộ Công thương soạn thảo, lấy ý kiến đưa ra nhiều đề xuất theo hướng giảm thuế với động cơ, hộp số về 0% đến 2025, mức tương đương cam kết tại Hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN (ATIGA).
Theo Bộ Tài chính, thuế suất ưu đãi đặc biệt của các dòng hàng động cơ (thuộc nhóm 84.07, 84.08) và hộp số ô tô (thuộc nhóm 87.08) tại Hiệp định ATIGA là 0%.
Tại Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA), cơ bản các dòng hàng động cơ không được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt.
Còn tại Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA), mức thuế suất ưu đãi lần lượt là 0%; 4,2%; 13,3%; 18%; 20% năm 2019. Các mức ưu đãi hiện nay bằng hoặc thấp hơn so với thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi thông thường (MFN) 2018.
Như vậy, theo Bộ Tài chính, nếu điều chỉnh thuế suất trong AKFTA và VKFTA đang ở mức bằng hoặc thấp hơn MFN 7 - 25% về mức tương đương với cam kết ATIGA (0%) sẽ đẩy nhanh cam kết trong 2 hiệp định nói trên, đồng thời có thể gây ra chuyển hướng thương mại tới các nước được hưởng thuế suất ưu đãi của hiệp định.
Theo thống kê của Bộ Tài chính, năm 2019, kim ngạch nhập khẩu 2 mặt hàng này chủ yếu đến từ Hàn Quốc là 33,7%, Trung Quốc 19,8%, ASEAN và Nhật Bản hơn 18%. Theo đó, nếu doanh nghiệp muốn được hưởng thuế suất thấp đối với các mặt hàng động cơ có thể lựa chọn nhập khẩu từ các nước ASEAN, Nhật Bản…
Trong khi kim ngạch nhập khẩu động cơ, hộp số từ Hàn Quốc đang chiếm tỷ trọng lớn, nên theo Bộ Tài chính, nếu đẩy nhanh cam kết trong AKFTA và VKFTA, có thể khiến tỷ trọng này tăng lên. Điều này làm tăng rủi ro khi phụ thuộc vào một thị trường cũng như không đa dạng hoá nguồn cung khác nhau cho doanh nghiệp và giảm thu từ thuế nhập khẩu.
Bên cạnh đó, ngành sản xuất lắp ráp ô tô thuộc danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên tại Nghị định 111/2015/NĐ-CP của Chính phủ, ngành sản xuất lắp áp ô tô thuộc ngành nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư quy định tại Nghị định số 118/2015/NĐ-CP của Chính phủ, được miễn thuế nhập khẩu 5 năm từ ngày dự án bắt đầu sản xuất với nguyên vật liệu, linh kiện trong nước chưa sản xuất được.
Như vậy, theo Bộ Tài chính, các quy định về thuế đã khuyến khích sản xuất, tạo điều kiện cho các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, trong đó có ngành sản xuất, lắp ráp ô tô.
Vì thế, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Công thương bỏ quy định này ra khỏi dự thảo nghị quyết./.
Minh Anh
(责任编辑:Thể thao)
- Đáp án thực sự cho câu hỏi điện thoại hay sách khiến mắt yếu đi
- Động lực phát triển kinh tế vùng biên
- 22 cơ sở sản xuất, kinh doanh bị xử phạt
- Tư lệnh Không quân Philippines thăm Việt Nam
- Bắt đối tượng cướp xe máy của người say xỉn
- Dự kiến Chương trình phiên họp thứ 29 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV
- Thông điệp lớn gửi tới các đối tác và bạn bè quốc tế
- Quý 1, toàn tỉnh thành lập 233 doanh nghiệp
- 85% tổ chức tín dụng kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận năm 2025
- Điện mặt trời áp mái sôi động trở lại
- Thăm, tặng quà 35 công nhân lao động hoàn cảnh khó khăn
- Tân Thiện: 100% tuyến đường có đèn chiếu sáng
- Đoạn ngập đường cao tốc Phan thiết – Dầu Giây, thiết kế có vấn đề
- Những giải pháp kinh tế cốt lõi của Lộc Ninh nhiệm kỳ 2020
- Xiaomi ra mắt website bán hàng trực tuyến, đặt trước Redmi Note 14 và POCO X7
- Giải pháp ứng phó hạn, mặn mùa khô năm 2024
- Quỹ Tài chính Úc tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Bình Phước
- Nhà vườn tất bật vào vụ trái cây tết
- Chỉ số PCI 2022: Xuất hiện thêm những "nhân tố mới"
- Cao su Quản Lợi phấn đấu thu nhập bình quân 9 triệu đồng/người/tháng