当前位置:首页 > Cúp C2

【kết quả bóng đá indonesia hôm nay】Cây trồng biến đổi gen

Đứng đầu ASEAN về thức ăn chăn nuôi,âytrồngbiếnđổkết quả bóng đá indonesia hôm nay Việt Nam vẫn chi hàng tỷ USD nhập khẩu
Phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu, thức ăn chăn nuôi “đội giá”
Giảm nhập khẩu nguyên liệu để ổn định thị trường thức ăn chăn nuôi
Ngô BĐG đã giúp tăng năng suất thu hoạch thêm 30,4% (tương đương tăng thêm 2,03 tấn hạt tươi/ha hay 1,27 tấn hạt khô đã bỏ lõi/ha) so với các giống ngô lai truyền thống. 	Ảnh: N.Thanh
Ngô BĐG đã giúp tăng năng suất thu hoạch thêm 30,4% (tương đương tăng thêm 2,03 tấn hạt tươi/ha hay 1,27 tấn hạt khô đã bỏ lõi/ha) so với các giống ngô lai truyền thống. Ảnh: N.Thanh

Nhập khẩu tăng hơn 37%

Theo Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam (VIPA), trong những năm qua, cùng với sự tăng trưởng của ngành chăn nuôi, ngành sản xuất TĂCN công nghiệp ở Việt Nam đã tăng trưởng ngoạn mục, với mức tăng bình quân 13-15%/năm. Tổng sản lượng TĂCN công nghiệp đến năm 2020 là khoảng 25 triệu tấn. Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 10 thế giới và số 1 khu vực Đông Nam Á về sản lượng TĂCN công nghiệp.

Báo cáo phát hành gần đây về “Tác động kinh tế xã hội của ngô BĐG giai đoạn 2015 - 2019 tại Việt Nam” cho thấy, ngô BĐG đã giúp tăng năng suất thu hoạch thêm 30,4% (tương đương tăng thêm 2,03 tấn hạt tươi/ha hay 1,27 tấn hạt khô đã bỏ lõi/ha) so với các giống ngô lai truyền thống. Như vậy nếu mở rộng diện tích gieo trồng các giống ngô BĐG, tiềm năng bổ sung thêm nguồn cung ngô hạt trong chuỗi TĂCN càng lớn. Bên cạnh đó, ngô BĐG cũng đang giúp nâng cao thu nhập ở cấp độ nông hộ từ 3,75 - 6,65 triệu đồng/ha.

Bà Trần Ngọc Yến, Giám đốc bộ phận phân tích của Công ty Cổ phần Phân tích và Dự báo thị trường Việt Nam (AgroMonitor) cho biết, nếu tính cả lượng thức ăn do các trang trại, các hộ chăn nuôi tự phối trộn, tổng sản lượng TĂCN của cả nước hiện đã lên tới 30-33 triệu tấn.

VIPA dự báo, nhu cầu TĂCN công nghiệp của nước ta sẽ cần khoảng 28- 30 triệu tấn/năm trong 5 năm tới. Trong đó quá nửa sản lượng (khoảng 14-14,5 triệu tấn) sẽ dành cho ngành gia cầm. Tuy nhiên, ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch VIPA nhấn mạnh, điểm đáng lưu ý là, ngành TĂCN Việt Nam vẫn phải phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu NK từ nước ngoài, hiện chiếm khoảng 70-85% tổng nhu cầu nguyên liệu.

Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất từ Tổng cục Hải quan cho thấy, NK thức ăn gia súc và nguyên liệu trong tháng 7/2021 đạt 477 triệu USD, tăng 50,4% so với tháng 7/2020. Lũy kế 7 tháng đầu năm, NK mặt hàng này đạt trên 2,93 tỷ USD, tăng 37,1% so với cùng kỳ năm 2020. Việt Nam mua thức ăn gia súc và nguyên liệu nhiều nhất từ Argentina. Thị trường này chiếm 35,2% trong tổng kim ngạch, đạt 1,03 tỷ USD, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm trước.

Bà Trần Ngọc Yến thông tin thêm, Việt Nam đang đứng thứ 2 thế giới về NK đậu tương và thứ 5 thế giới về NK ngô. Việt Nam NK nguyên liệu TĂCN chủ yếu từ châu Mỹ nên thời gian vận chuyển dài từ 25-40 ngày, chi phí vận chuyện cao.

“Do phụ thuộc quá lớn vào NK nên khi giá nguyên liệu TĂCN trên thế giới gia tăng, giá thành sản xuất và giá bán TĂCN thành phẩm lập tức tăng theo. Từ đó dẫn đến giá TĂCN trong nước luôn cao hơn mặt bằng chung của thế giới”, bà Yến nói.

Đẩy mạnh cây trồng biến đổi gen, tận dụng phụ phẩm

Tại sao Việt Nam XK nhiều loại nông sản hàng đầu thế giới mà lại thường xuyên chi hàng tỷ USD để NK TĂCN và nguyên liệu như vậy? Liên quan tới góc độ này, ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam phân tích: Việt Nam có nền kinh tế mở. Việt Nam XK những thứ có lợi thế và NK những mặt hàng không có lợi thế.

Nguyên liệu nhập về làm thức TĂCN hiện nay tập trung chủ yếu ở nhóm ngũ cốc lớn và dầu đạm. Trong đó, ngô, lúa, mì, đậu tương chiếm hơn 70%. Ví dụ, cứ hơn 20 triệu tấn nguyên liệu NK thì Việt Nam nhập về khoảng 11 triệu tấn ngô; 4-5 triệu tấn khô đậu tương. Sản lượng ngô của thế giới khoảng 1 tỷ tấn, Việt Nam chỉ có 3-4 triệu tấn. Năng suất ngô của các nước phát triển, bình quân 8-10 tấn/ha, còn Việt Nam chỉ khoảng trên dưới 4 tấn/ha. Với đậu tương, năng suất của Việt Nam cũng không cao, bình quân chỉ trên dưới 2 tấn/ha. Trong khi đó diện tích trồng đậu tương lại không đáng kể. “Như vậy, chúng ta không có lợi thế về ngô và đậu tương so với thế giới", ông Dương nhấn mạnh.

Theo ông Dương, câu chuyện mấu chốt hiện nay là làm sao NK với chi phí thấp nhất. Việc giảm chi phí NK được thực hiện bằng các biện pháp từ cảng biển nước sâu, hệ thống logistics... Ông Dương cũng lưu ý vấn đề phải tăng cường sản xuất TĂCN trong nước. “Việt Nam có thể tăng diện tích trồng cỏ, trồng ngô và các loại cây chuyên phục vụ làm TĂCN; sử dụng thức ăn bổ sung bằng cách tận dụng phụ phẩm nông nghiệp như bột cá, bã bia, rơm rạ...”, ông Dương nhấn mạnh.

Trong bối cảnh hiện tại, nhiều chuyên gia cho rằng, đã đến lúc Việt Nam cần có một chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu TĂCN trong nước một cách căn cơ, bài bản. Một trong các giải pháp quan trọng là phát triển các loại cây trồng ứng dụng công nghệ sinh học làm nguyên liệu TĂCN. Thực tế trên thị trường ngô, đậu tương thế giới hiện nay, chiếm phần lớn là sản phẩm biến đổi gen (BĐG). Ông Trần Trọng Nghĩa, đại diện Hội đồng Ngũ cốc Mỹ cho biết, những nước đang cung cấp ngô và đậu tương hàng đầu thế giới cũng là các quốc gia hàng đầu về canh tác và sản xuất cây trồng BĐG. Hiện tại, ngô BĐG đang chiếm tỷ lệ lớn và đóng góp khoảng 75% nguồn cung trên toàn cầu.

Nhìn nhận năng suất của các giống ngô lai truyền thống đã tới hạn, ông Trần Xuân Định, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Giống cây trồng Việt Nam cũng cho rằng, việc đưa vào sản xuất các giống ngô BĐG với năng suất cao và khả năng chống chịu tốt hơn, đồng thời mở rộng diện tích canh tác ngô sẽ là các giải pháp cơ bản để tăng sản lượng ngô sản xuất trong nước.

分享到: