【trực tiếp trực tuyến bóng đá】Như ngồi trên lửa vì vắc

作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-26 01:36:15 评论数:

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm,ưngồitrênlửavìvắ<strong>trực tiếp trực tuyến bóng đá</strong> động viên Học viện Quân y

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm, động viên Học viện Quân y, gắng sức hơn nữa trong cuộc chạy đua với thời gian để có vắc-xin made in Việt Nam, ngày 10/6/2021. Ảnh: Doãn Tấn

Theo đó, ngày 18/5/2021, khi Chính phủ vừa ra Nghị quyết về mua vắc-xin, thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã sẵn sàng 12.100 tỷ đồng cho công việc này.

“Nhìn ra thế giới, nhiều quốc gia mở cửa nền kinh tế vì bảo đảm được vắc-xin, càng thấy như ngồi trên lửa, rất sốt ruột”, Chủ tịch Quốc hội (QH) nói như vậy khi đặt bút ký ban hành Nghị quyết số 1271 ngày 18/5/2021 của UBTVQH về việc sử dụng nguồn tiết kiệm chi và kinh phí còn lại của ngân sách Trung ương năm 2020, quyết nghị sử dụng 12.100 tỷ đồng từ nguồn tiết kiệm chi năm 2020 để mua vắc-xin phòng chống dịch Covid-19.

UBTVQH giao Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương triển khai thực hiện nhanh chóng, kịp thời việc mua sắm vắc-xin phòng chống dịch covid-19, đảm bảo hiệu quả, an toàn cho người dân và toàn xã hội.

Nỗi lo lỡ nhịp

Cũng với tâm trạng “như ngồi trên lửa”, Chủ tịch QH Vương Đình Huệ đang tận dụng tất cả các kênh ngoại giao Nghị viện để có được nhiều hơn nữa nguồn cung vắc-xin. Mới đây, hội đàm trực tuyến với Chủ tịch Hội đồng Lập pháp Brunei Darussalam, Chủ tịch Hội đồng Liên nghị viện ASEAN (AIPA) 42 Abdul Rahman Taib, Chủ tịch QH Vương Đình Huệ đã phân tích về nỗi lo lỡ nhịp. Theo ông, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề vào năm 2020 nhưng nhờ sở hữu công nghệ sản xuất vắc-xin mà nhiều quốc gia châu Âu và Hoa Kỳ đang tiến dần tới miễn dịch cộng đồng và tiến tới mở cửa nền kinh tế. Nhiều nước châu Á đã kiểm soát tốt dịch bệnh nhưng nguy cơ lỡ nhịp với nền kinh tế thế giới vì không có đủ nguồn cung vắc-xin và công nghệ sản xuất vắc-xin.

Cho biết hiện nay Việt Nam đang có những bước tiến triển quan trọng trong việc nghiên cứu, phát triển vắc-xin phòng Covid-19 NanoCovax nhưng để đạt được miễn dịch cộng đồng cho 100 triệu người dân cũng hết sức khó khăn, người đứng đầu QH Việt Nam nhấn mạnh việc chia sẻ và tiếp cận công bằng nguồn vắc-xin trên phạm vi toàn cầu có ý nghĩa hết sức quan trọng, đòi hỏi phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan hành pháp và sự hỗ trợ của các cơ quan lập pháp trong bố trí nguồn lực, tạo điều kiện về khuôn khổ pháp lý để thực hiện được Chiến lược vắc-xin cho từng nước. Nội dung này cần được đưa vào bàn thảo tại AIPA 42.

Nhất trí cao, Chủ tịch Abdul Rahman Taib khẳng định, Brunei ủng hộ việc phân phối vắc-xin công bằng, bình đẳng giữa các quốc gia, các nước phải tiếp tục hợp tác với nhau nhằm bảo đảm nguồn cung vắc-xin công bằng cho mọi quốc gia, mọi người dân. Chủ tịch Hội đồng Liên nghị viện ASEAN 42 Abdul Rahman Taib đánh giá rất cao việc Việt Nam có năng lực sản xuất được vắc-xin phòng chống Covid- 19.

Chia ngọt sẻ bùi

Việt Nam nỗ lực và Việt Nam không bao giờ đơn độc. Chia ngọt sẻ bùi là tình cảm mà lãnh đạo nhiều nước bày tỏ trong các cuộc điện đàm với Chủ tịch QH Vương Đình Huệ. Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga Valentina Matvienko quả quyết Liên bang Nga đang xem xét việc chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin Sputnik V trên lãnh thổ Việt Nam. Nga là nước đầu tiên nghiên cứu và sản xuất được vắc-xin phòng Covid- 19 có độ an toàn và hiệu quả cao. Hiện nay, Liên bang Nga đã cam kết ưu tiên để Việt Nam tiếp cận 20 triệu liều vắc-xin Sputnik V.

Chủ tịch Hạ viện Australia Tony Smith cũng cho biết, tiêm chủng ở Australia được triển khai nhanh khi có Chương trình vắc-xin và quan điểm của Australia là thực hiện tiêm chủng càng nhanh càng tốt để phục vụ người dân và nền kinh tế. Để chia sẻ với Việt Nam, Ausrtalia đã cam kết viện trợ Việt Nam 40 triệu AUD để tiếp cận vắc-xin Covid-19. “Ngay khi mở cửa đất nước, tôi có mong muốn sẽ sang thăm Việt Nam”, Chủ tịch Hạ viện Tony Smith nói.

Thông báo về những kết quả quan trọng Việt Nam đã đạt được trong việc thực hiện mục tiêu kép về phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi, duy trì phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, Chủ tịch QH Vương Đình Huệ nêu rõ, Việt Nam đang tích cực thực hiện chiến dịch tiêm chủng cho người dân để tạo miễn dịch cộng đồng và mong muốn hợp tác với các nước trong việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và sản xuất vắc-xin phòng chống Covid-19. Vừa qua, QH Việt Nam đã có những quyết định quan trọng, kịp thời trong việc phân bổ nguồn lực để Chính phủ sớm tiếp cận được với nguồn vắc-xin phòng Covid-19, bố trí ngân sách hơn 700 triệu USD để mua vắc-xin và sẽ tiếp tục dành nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch cũng như Chiến lược tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19.

Thương giới cần lao

Bắt đầu từ ngày 27/4/2021, làn sóng dịch Covid-19 bùng phát lần thứ tư ở Việt Nam với số ca bệnh cao nhất, lây lan nhanh nhất với độc lực của chủng virus mới rất nguy hiểm. Đặc biệt, dịch bệnh đợt này không chỉ lây lan trong cộng đồng mà còn tấn công vào các cơ sở khám chữa, bệnh, các khu công nghiệp, nhất là tại tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh… Một số nơi sản xuất bị đình trệ, có nguy cơ làm đứt gãy một số chuỗi cung ứng sản phẩm. Thống kê đến thời điểm đầu tháng 6/2021 đã có 2.746 ca dương tính với Sars-CoV-2 trong công nhân lao động, hàng chục vạn công nhân là F1, F2; hơn 150 nghìn công nhân lao động phải cách ly tập trung hoặc cách ly tại các khu vực bị phong tỏa; đã có công nhân trẻ bị tử vong vì Covid- 19; việc làm, thu nhập và đời sống của người lao động nói chung và công nhân nói riêng đối mặt với rất nhiều khó khăn.

Chương trình “Vắc-xin cho công nhân” được triển khai và Chủ tịch QH Vương Đình Huệ đã trực tiếp tham dự lễ khởi động chương trình này vào ngày 3/6/2021. Tại đây, ông nêu rõ, “ngày 23/5/2021 vừa qua, cá nhân tôi đã trực tiếp đi kiểm tra công tác bầu cử và thăm, động viên tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh. Chỉ riêng tỉnh Bắc Giang đã có 61 nghìn lao động bị tác động trực tiếp do phải cách ly tập trung hoặc cách ly tại các khu vực bị phong tỏa. Còn tại Bắc Ninh, có 140 nghìn lao động làm việc tại hơn 17 nghìn doanh nghiệp đã và có nguy cơ dễ bị tác động bởi dịch bệnh”. Ngay tại buổi lễ, các Công đoàn trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ủng hộ gần 146 tỷ đồng cho chương trình “Vắc-xin cho công nhân”.

Chạy đua với thời gian

Thăm và động viên Học viện Quân y gắng sức hơn nữa trong cuộc chạy đua với thời gian để có vắc-xin made in Việt Nam có chất lượng cao, sản xuất hàng loạt, giá rẻ, có thể cạnh tranh với các sản phẩm khác, Chủ tịch QH Vương Đình Huệ cho rằng vắc-xin là “vũ khí” quan trọng, mang tính quyết định “sống còn” đối với việc chấm dứt và chiến thắng đại dịch. Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngay từ đầu năm nay đã họp bàn và ban hành kết luận về chủ trương phòng, chống dịch Covid- 19, trong đó có chủ trương huy động tối đa nguồn lực từ ngân sách Nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để tiếp cận sớm các nguồn vắc-xin và tiêm phòng miễn phí cho toàn dân, đồng thời cũng nhấn mạnh yêu cầu Việt Nam phải tự nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất được vắc-xin ở trong nước khi mà hiện nay, trên thế giới cũng đã có 287 tổ chức nghiên cứu vắc-xin phòng chống Covid-19.

Được biết, Học viện Quân y đã tham gia rất tích cực và hiệu quả với tinh thần “trong bất luận tình huống nào, Quân đội cũng sẵn sàng đi đầu phòng, chống dịch Covid-19”. Chỉ sau 1 tháng phát hiện dịch Covid- 19 vào đầu năm ngoái, Học viện Quân y đã nghiên cứu, chế tạo thành công bộ sinh phẩm xét nghiệm phát hiện chủng virus corona mới (SARS-CoV-2) bằng phương pháp realtime RT-PCR, được sử dụng tại hơn 100 cơ sở y tế trong cả nước và xuất khẩu sang 18 quốc gia trên thế giới; nghiên cứu, chế tạo thành công bộ kít xét nghiệm Amphabio PCR với khả năng xét nghiệm nhanh, số lượng lớn cùng lúc hiện đang được sử dụng hiệu quả tại tỉnh Bắc Giang. Triển khai thử nghiệm lâm sàng vắc-xin NanoCovax phòng covid-19 từ tháng 12/2020 và hiện đang tiến hành thử nghiệm giai đoạn 3 với 13 nghìn người tình nguyện tham gia thử nghiệm. Chạy đua với thời gian.

Nguyên Mẫn