Toàn cảnh phiên giải trình. |
Bạo lực gia đình đang tăng lên rất nhanh,ẻembịbạolựcởnơitưởnglàantoànnhấsoi kèo porto vs đó là nhận định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung tại phiên giải trình về “tăng cường thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực trẻ em”.
Phiên giải trình được Ủy ban Văn hoá, Giáo dục chủ trì phối hợp với Ủy ban Tư pháp và Ủy ban Xã hội của Quốc hội tổ chức ngày 22/2.
Tại đây, con số gây chú ý đặc biệt là trong năm 2021, theo con số từ Tổng đài 111, trẻ em bị bạo lực bởi người thân trong gia đình chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm 72,84% tăng 5,3% so với năm 2020. Trong khi đó, theo báo cáo của Bộ Công an, trên toàn quốc phát hiện 1.914 vụ xâm hại trẻ em, với 2.198 đối tượng, xâm hại 1.987 em, giảm 31 vụ so với năm 2020.
Liên quan đến vấn đề này, từ đầu năm 2020, khi giám sát về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em", Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khoá XIV đã nhấn mạnh, gia đình vốn được xem là môi trường an toàn nhất với trẻ em, song vừa qua xảy ra nhiều vụ xâm hại trẻ em ngay tại gia đình. Theo thống kê của Tổng đài 111 (trong tổng số các cuộc gọi đến), số vụ bạo lực trẻ em do người thân trong gia đình gây ra chiếm tới 65,88%.
Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà nêu rõ, tình hình xâm hại trẻ em năm 2021 mặc dù giảm 1,6% số vụ xâm hại, nhưng diễn biến phức tạp và xảy ra một số vụ đặc biệt nghiêm trọng gây bức xúc trong dư luận xã hội. Như vụ mẹ đẻ bạo hành con gái 6 tuổi ở tỉnh Hải Dương; vụ bé gái 8 tuổi bị “người tình” của bố bạo lực ở TP.HCM dẫn tới tử vong; vụ bé gái 3 tuổi ở Hà Nội bị “cha dượng” bạo hành, đóng đinh vào đầu; vụ người bố dùng dao cứa cổ 2 con...
Dẫn lại con số của Tổng đài 111, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, bà Nguyễn Thị Thuỷ băn khoăn: Môi trường gia đình nhẽ ra là môi trường an toàn nhất cho trẻ nhưng trẻ em bị bạo lực, bởi người thân trong gia đình chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm 72,84%, vậy con số đó đã đúng tình hình hay chưa? hay là chỉ những vụ phát hiện được, phần còn lại là “chìm” chưa phát hiện được?”.
Trả lời, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhận định, bạo lực gia đình đang tăng lên rất nhanh, đối tượng chính là trẻ em và phụ nữ. Ông Dung cho rằng, nguyên nhân sâu xa của các vụ bạo hành nghiêm trọng thời gian qua là do nhiều người không làm chủ hành vi, hành động của mình dẫn đến hành động tàn bạo.
"Có chuyên gia nói đó là hành vi của người điên rồ như vụ bắn 9 đinh vào đầu trẻ em. Cậu này là thợ mộc, dùng súng bắn đinh bắn vào đầu cháu bé. Đây là hành vi tưởng là điên rồ nhưng lại xảy ra", ông Dung nói.
Nhấn mạnh gia đình là nơi an toàn nhất cho trẻ em nhưng lại là nơi trẻ bị xâm hại nhiều nhất, ông Dung cho rằng, bạo lực xâm hại trẻ em chủ yếu xảy ra tại gia đình là chủ yếu do phần lớn thời gian các gia đình ở nhà do dịch Covid-19. Còn các năm khác là xảy ra ngoài xã hội và nhà trường nhiều hơn tại gia đình.
Số liệu là dựa trên báo cáo của các cơ quan chức năng và Tổng đài 111. Nhưng theo quan điểm cá nhân có thể thực tế còn cao hơn nữa vì nhiều trường hợp chưa phát hiện được và chưa biết, ông Dung hồi âm đại biểu.
Tham gia trả lời về một số vụ bạo lực trẻ em, Đại tá Tô Cao Lanh, Phó cục trưởng Cục cảnh sát hình sự (Bộ Công an) nói, các vụ bạo lực trẻ em hầu hết do chính người thân, người có trách nhiệm nuôi dưỡng, quản lý các em. Vụ việc diễn ra trong môi trường kín nên khó khăn trong việc phát hiện và phòng ngừa.
Vị này cho rằng, mặt trái của xã hội đã tác động đến nhận thức và hành vi dẫn đến nhiều người bị tiêm nhiễm lối sống lai căng, tiêu cực, nhiều người dân còn quan niệm xâm hại tình dục và bạo lực trẻ em là việc của mỗi gia đình vì vậy chưa có ý thức tố giác để ngăn chặn nên nhiều vụ diễn ra trong thời gian dài mới phát hiện. Thời gian qua do ảnh hưởng của dịch Covid nên nhiều người mất việc làm khó khăn trong kinh tếvà mâu thuẫn gia đình là một trong những nguyên dân dẫn đến bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em.
Đại biểu Nguyễn Thị Hà (Bắc Ninh) đặt vấn đề, việc truy cứu trách nhiệm bạo hành trẻ em chưa được xử lý nghiêm, nhất là pháp luật có chế tài như hạn chế quyền nuôi con trước hành vi xâm hại nhưng thực tế ít áp dụng. Vậy có rào cản nào trong thực thi pháp luật hay không?
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung hồi âm, Luật Hôn nhân gia đình quy định khi vợ chồng ly hôn thì nguyên tắc ai chăm sóc trẻ em tốt nhất thì được nuôi con, và dĩ nhiên là theo sự trao đổi của 2 người trước đó. Thực tiễn trong những vụ việc vừa qua xảy ra thì khó có thể biết hậu quả tiếp theo là gì, vì căn cứ vào thống nhất của 2 bên và thời điểm đó. Các vụ việc đều xảy ra sau thời điểm ly hôn. Đó là việc khó lường trước được vì nó xảy ra trong tương lai.
Vì thế, theo ông Dung, đã đến lúc Việt Nam nên học hỏi các nước khác trong vấn đề giám hộ. Chẳng hạn, tại Thụy Điển, khi nghe trẻ em khóc là lực lượng chức năng có quyền vào gia đình để xem xét, còn ở Việt Nam thì lực lượng công an vào nhà còn khó.
Vấn đề nữa, theo Bộ trưởng là xã hội, còn xem nhẹ bạo lực gia đình, thờ ơ đèn nhà ai nhà nấy rạng, khác với các nước khác. UNICEF họ nói tại các nước chỉ nghe thấy tiếng khóc trẻ em và tiếng kêu của phụ nữ là báo công an ngay. Vì vậy cái gì kinh nghiệm quốc tế hay thì chúng ta cần học hỏi. Bây giờ cần như vậy, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Phát biểu tại phiên giải trình, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, báo cáo của các cơ quan gửi tới Quốc hội cho thấy các vụ việc xâm hại, bạo lực trẻ em tuy đã giảm nhiều so với trước đây nhưng vẫn còn ở mức cao.
Điều đó cho thấy, những việc chúng ta đã và đang thực hiện chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em vẫn là chưa đủ, Phó chủ tịch khẳng định và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đề xuất các giải pháp, nhất là về hoàn thiện thể chế; về tổ chức triển khai, thực hiện; về tổ chức bộ máy và bố trí các nguồn lực thỏa đáng cho công tác trẻ em.