Ngày 3/8,ụtàucávỏthéphưhỏngNgưdânvàdoanhnghiệptranhcãinảylửbxh bd trung quoc tại cuộc họp giải quyết việc khắc phục, sửa chữa tàu vỏ thép giữa các ngư dân chủ tàu và Công ty TNHH MTV Nam Triệu (Bộ Công an), ông Trần Văn Phúc, Phó giám đốc Sở NN&PTNT Bình Định có yêu cầu trong ngày 4/8, Công ty TNHH MTV Nam Triệu phải có văn bản chính thức trả lời yêu cầu của ngư dân để Sở NN&PTNT Bình Định xin ý kiến UBND tỉnh giải quyết dứt điểm.
Yêu cầu của ông Trần Văn Phúc được đưa ra trong bối cảnh giữa công ty đóng tàu và ngư dân Bình Định vẫn chưa thống nhất hoàn toàn trong việc khắc phục, sửa chữa tàu vỏ thép hỏng.
Cũng theo ông Phúc, hiện nay, Tổng cục Hậu cần (Bộ Công an) đã vào Bình Định để kiểm tra tình hình khắc phục, sửa chữa tàu vỏ thép hư hỏng. "Mọi việc liên quan đến khắc phục, sửa chữa tàu vỏ thép hỏng phải nhanh chóng thống nhất, không để mất thời gian thêm nữa”- ông nói.
Ông Trần Đình Sơn (ngụ xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định), tàu cá vỏ thép BĐ- 99245 TS của ông do Công ty Nam Triệu đóng với tổng chi phí gần 20 tỉ đồng, trong đó riêng máy tàu hiệu Doosan (Hàn Quốc) có giá 2,7 tỉ đồng. Tuy nhiên, ngay trong chuyến đi biển đánh bắt đầu tiên, chỉ sau sáu ngày xuất bến, tàu bị hỏng máy, phải quay về, làm gia đình ông Sơn bị lỗ gần 200 triệu đồng.
Trong chuyến thứ hai, sau khi đi được 10 ngày, tàu lại bị gãy trục chính của máy, phải thả trôi tự do trên biển. Gia đình ông Sơn phải thuê hai tàu cá ở Bình Định, Thanh Hóa kéo vào bờ với chi phí 120 triệu đồng và bị lỗ hơn 200 triệu đồng. Ba tháng nay, tàu phải nằm bờ để chờ sửa chữa.
Trong tất cả các cuộc làm việc trước đây, ông Sơn đều yêu cầu Công ty Nam Triệu phải thay máy mới vì cho rằng máy tàu hư không phải lỗi của ông. Trong khi đó, công ty đóng tàu và doanh nghiệp cung cấp máy không đồng ý thay máy mới mà chỉ thay thế phụ tùng, linh kiện mới với lý do cho rằng đây là chính sách bảo hành toàn cầu của hãng Doosan.
Trong văn bản ngày 11/7 kết luận phương án khắc phục, sửa chữa tàu vỏ thép hỏng, UBND tỉnh Bình Định cũng yêu cầu Công ty Nam Triệu phải thay mới máy chính hiệu Doosan cho tàu của ông Trần Đình Sơn.
Tuy nhiên, trong phương án khắc phục, Công ty Nam Triệu chỉ thực hiện bảo hành, thay thế các linh kiện, phụ tùng mới cho tàu của ông Sơn. Công ty này đề nghị có kết luận nguyên nhân hư hỏng của máy chính hiệu Doosan để có căn cứ làm việc với đơn vị cung cấp máy vì phụ thuộc chính sách bảo hành của hãng Doosan. UBND tỉnh Bình Định không chấp nhận phương án này.
Tại cuộc họp ngày 3/8, các ngư dân và chủ tàu vẫn chưa thống nhất hoàn toàn phương án sửa chữa tàu vỏ thép hỏng. Ảnh: PLO