您现在的位置是:Cúp C1 >>正文

【bóng đá trực tuyến 91 phút】Nuôi dưỡng niềm tin và tinh thần kinh doanh khi thị trường nhiều khó khăn

Cúp C185人已围观

简介Thị trường trái phiếu doanh nghiệp: Tín hiệu tích cực và triển vọng nửa cuối năm Lo ngại khi xử lý n ...

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp: Tín hiệu tích cực và triển vọng nửa cuối năm Lo ngại khi xử lý ngân hàng yếu kém,ôidưỡngniềmtinvàtinhthầnkinhdoanhkhithịtrườngnhiềukhókhăbóng đá trực tuyến 91 phút cơ cấu lại tổ chức tín dụng còn nhiều khó khăn Thị trường khó khăn, doanh nghiệp điều chỉnh chỉ tiêu kinh doanh Thu ngân sách chịu ảnh hưởng do sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn
Doanh nghiệp đang nỗ lực mở rộng cơ hội kinh doanh. 	Ảnh: H.D
Doanh nghiệp đang nỗ lực mở rộng cơ hội kinh doanh. Ảnh: H.D

DN trẻ, quy mô nhỏ có "sức khỏe yếu"

Theo số liệu từ Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính chung 10 tháng năm 2023, cả nước có gần 146,6 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước; bình quân một tháng có 14,7 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Trong đó, số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh là hơn 81 nghìn, tăng 22,1% so với cùng kỳ năm 2022.

Số doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể là hơn 50,7 nghìn, tăng 25,9% so với cùng kỳ năm 2022. Các doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể chủ yếu có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng. Số doanh nghiệp giải thể là hơn 14,7 nghìn, giảm 4,5% so với cùng kỳ năm 2022. 6/17 ngành kinh doanh chính có số lượng doanh nghiệp giải thể tăng so với cùng kỳ năm 2022. Theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, phần lớn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, giải thể trong 10 tháng đầu năm có thời gian hoạt động ngắn (dưới 5 năm) và có quy mô nhỏ dưới 10 tỷ đồng.

Một trong những điểm sáng của tình hình doanh nghiệp là số lượng thành lập mới có xu hướng phục hồi khi 10 tháng qua đã đạt hơn 131,7 nghìn doanh nghiệp, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2022, gấp 1,2 lần mức bình quân giai đoạn 2018-2022. Với tiến độ này, một số dự báo cho rằng, cả nước sẽ đạt trên 160 nghìn doanh nghiệp trong cả năm 2023. Tuy số lượng doanh nghiệp thành lập mới tại Việt Nam đã tăng qua các năm nhưng rõ ràng là vẫn còn nhiều thách thức để đạt được mục tiêu 1,5 triệu doanh nghiệp vào năm 2025 mà Chính phủ đặt ra tại Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 21/4/2023 về một số chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững đến năm 2025.

Tại báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 của Chính phủ trước Quốc hội, nhiều tồn tại, hạn chế ảnh hưởng đến kinh doanh của doanh nghiệp đã được chỉ ra. Cụ thể là ổn định kinh tế vĩ mô chưa thực sự vững chắc do phải chịu nhiều áp lực từ bên ngoài. Sản xuất công nghiệp phục hồi chậm, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo. Hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn; số doanh nghiệp giải thể, phá sản tăng cao, tình trạng doanh nghiệp thiếu đơn hàng diễn ra phổ biến; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước còn chậm.

Cùng với đó, sản xuất trong nước còn phụ thuộc nhiều vào nguyên, vật liệu nhập khẩu; nhu cầu thị trường trong nước bị thu hẹp, xuất khẩu sang các thị trường chủ lực đều giảm so với cùng kỳ; xuất siêu tăng chủ yếu do nhập khẩu nguyên liệu đầu vào giảm. Tiếp cận tín dụng còn khó khăn, các thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp còn tiềm ẩn rủi ro; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh còn một số bất cập…

Một khảo sát cách đây không lâu của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, trước những khó khăn hiện nay, chỉ 35% doanh nghiệp được khảo sát cho biết sẽ mở rộng quy mô kinh doanh trong 2 năm tiếp theo. Thậm chí, tỷ lệ doanh nghiệp dự định giảm quy mô kinh doanh hoặc đóng cửa doanh nghiệp là 10,7%, tiếp tục ở mức cao kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện.

Gia tăng niềm tin và tinh thần kinh doanh

Theo chuyên gia kinh tế TS. Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Việt Nam, doanh nghiệp đang là lực lượng quan trọng đóng góp cho GDP, kim ngạch xuất nhập khẩu…, với nhiều cơ hội kinh doanh đang được mở ra cùng những cải cách về thị trường trong nước, các Hiệp định thương mại tự do để hội nhập. Vì thế, để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, TS. Lê Duy Bình nhấn mạnh về sự đảm bảo một môi trường pháp lý bảo vệ chắc chắn quyền tự do kinh doanh, đồng thời kiến tạo một môi trường kinh doanh thuận lợi nhằm gia tăng niềm tin, khuyến khích người dân bỏ vốn vào kinh doanh, đầu tư để mở rộng sản xuất, kinh doanh.

Trên thực tế là các doanh nghiệp đã và đang nỗ lực để đón đầu nhiều cơ hội mở rộng sản xuất, kinh doanh. Chẳng hạn, để tận dụng cơ hội gia nhập chuỗi cung ứng sản phẩm cho ngành hàng không, vũ trụ, nhiều doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đã và đang đầu tư nhà máy, công nghệ nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn sản xuất.

Ông Ishida Takayuki, Tổng giám đốc Công ty TNHH Tư vấn đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (Nhật Bản) cho hay, dự kiến trong 20 năm tới, sẽ có khoảng 42.600 chiếc máy bay mới được sản xuất. Boeing đã cam kết sẽ hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng sản phẩm, sản xuất linh kiện phụ trợ, vì thế, các doanh nghiệp cần đầu tư để tìm cơ hội chen chân vào chuỗi cung ứng này.

Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp phản ánh, nhu cầu thị trường quốc tế đã bắt đầu cải thiện trong 2 tháng qua. Thậm chí có doanh nghiệp dệt may cho biết năm 2024 đã chốt sơ bộ đơn hàng với 1 triệu sản phẩm… Đại diện Công ty TNHH Cơ khí LKM chia sẻ, nhờ đẩy nhanh tiến trình số hóa, ứng dụng công nghệ từ sản xuất đến thương mại nên Công ty vẫn giữ gìn và mở rộng nhiều bạn hàng quan trọng.

Các doanh nghiệp kỳ vọng thị trường sẽ phục hồi hơn, giúp các doanh nghiệp tăng tốc quay trở lại thị trường, thành lập mới, cùng với đó là thêm động lực để mở rộng quy mô, gia tăng "sức đề kháng". Theo TS. Lê Duy Bình, cơ quan quản lý cần thực sự tạo thuận lợi cho sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp và tháo gỡ những khó khăn về quy định pháp luật. Đặc biệt, vị chuyên gia này nhấn mạnh đến việc nuôi dưỡng tinh thần kinh doanh, tinh thần khởi nghiệp để các doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng.

Tags:

相关文章