您现在的位置是:Cúp C2 >>正文

【ty sô trưc tuyên】Bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người dân trong bất cứ hoàn cảnh nào

Cúp C24139人已围观

简介Vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế đạt gần 4,5 triệu tỷ đồngSáng 1/12, thảo luận tại phiên họp Chín ...

Vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế đạt gần 4,ảođảmquyềnlợihợpphápcủangườidântrongbấtcứhoàncảnhnàty sô trưc tuyên5 triệu tỷ đồng

Sáng 1/12, thảo luận tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11, các thành viên Chính phủ thống nhất nhận định, tháng 11 và 11 tháng năm 2022, tình hình kinh tế - xã hội khởi sắc trên hầu hết các lĩnh vực với nhiều điểm sáng.

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, tình hình kinh tế vĩ mô duy trì ổn định; lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng bình quân 11 tháng tăng 3,02%. Các cân đối lớn được bảo đảm, trong đó thu ngân sách nhà nước 11 tháng ước vượt 16,1% dự toán, xuất siêu 10,6 tỷ USD, cung ứng lao động cơ bản đáp ứng nhu cầu. Sản xuất công nghiệp tiếp đà phục hồi, chỉ số IIP tháng tăng 8,6% so cùng kỳ. Trong 11 tháng có gần 195.000 doanh nghiệp thành lập mới và trở lại hoạt động, tăng 33,2% cùng kỳ, gấp 1,47 lần số doanh nghiệp rút lui. Tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 11 tháng là gần 4,5 triệu tỷ đồng, tăng 21,5%; vốn FDI thực hiện 11 tháng đạt 19,68 tỷ USD tăng 15,1%, cao nhất của 11 tháng trong 5 năm qua...

Về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đến nay đã ban hành 16/17 văn bản cụ thể hóa các chính sách theo Nghị quyết 11/NQ-CP; giải ngân đạt gần 71.500 tỷ đồng; chi đầu tư phát triển đạt 176.000 tỷ đồng. Đối với 3 chương trình mục tiêu quốc gia, hiện đã ban hành 69 văn bản quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện; 63/63 địa phương đã kiện toàn ban chỉ đạo cấp tỉnh; 52/52 địa phương hoàn thành việc giao kế hoạch vốn.

Bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người dân trong bất cứ hoàn cảnh nào

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Tuy nhiên, các ý kiến cũng chỉ ra tình hình vẫn còn những khó khăn, hạn chế. Đó là việc kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế còn tiềm ẩn rủi ro; giải ngân vốn đầu tư công mới đạt 58,33% kế hoạch; xuất hiện tình trạng nhiều doanh nghiệp thu hẹp sản xuất kinh doanh, cắt giảm giờ làm, nghỉ luân phiên, sa thải lao động; tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế cục bộ ở một số bệnh viện, địa phương chưa được xử lý dứt điểm; tội phạm diễn biến phức tạp, nhất là nạn cá độ dịp World Cup...

Bên cạnh đó, các thành viên Chính phủ cũng thảo luận về thời cơ, thách thức trong thời gian tới, nhất là giải pháp xử lý, ứng phó với những vấn đề mới nổi như vấn đề thị trường vốn, chứng khoán, bất động sản, giải ngân đầu tư công, quản lý xăng dầu, nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, xử lý tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, phòng chống tội phạm, nhất là dịp cuối năm, Tết Nguyên đán đến gần... Đồng thời là việc tiếp tục xử lý các vấn đề căn cơ như xây dựng thể chế, chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng, việc tích hợp cơ sở dữ liệu giữa các bộ, ngành...

Trách nhiệm của cơ quan nhà nước càng phải cao khi người dân, doanh nghiệp khó khăn

Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung giải quyết những khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, trong đó có tháo gỡ về vốn, mở rộng thị trường, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh; thúc đẩy, bảo đảm các thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản và các tổ chức tín dụng hoạt động công khai, minh bạch, lành mạnh, an toàn, bền vững; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp và các đối tượng liên quan trong bất cứ hoàn cảnh nào.

"Chúng ta theo kinh tế thị trường thì tuân thủ quy luật cung cầu, cạnh tranh, nhưng khi tình hình không bình thường thì phải phân tích nguyên nhân và có công cụ can thiệp kịp thời, đó là định hướng xã hội chủ nghĩa. Khi thấy người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn thì cơ quan nhà nước không được bỏ mặc mà trách nhiệm càng phải cao, tránh tình trạng người dân và doanh nghiệp nghĩ rằng cơ quan nhà nước không có ý kiến gì hoặc bỏ mặc" - Thủ tướng lưu ý.

Nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm với từng bộ, ngành, cơ quan, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo dõi sát tình hình để tham mưu về kinh tế vĩ mô và giải ngân đầu tư công; khẩn trương ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng; tập trung đẩy mạnh công tác quy hoạch; rà soát các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để xây dựng Nghị quyết 01 năm 2023 của Chính phủ.

Việt Nam là “điểm sáng trong bức tranh màu xám”

Kết quả phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam được nhiều tổ chức quốc tế tiếp tục đánh giá tích cực và dự báo lạc quan về tăng trưởng năm 2022, 2023. Trong đó, IMF đánh giá Việt Nam là điểm sáng trong "bức tranh xám màu", dự báo năm 2022 Việt Nam tăng 7%, đây là mức tăng trưởng kỳ tích và đứng đầu ASEAN. Fitch Ratings giữ xếp hạng Việt Nam ở mức triển vọng tích cực BB và dự báo tăng trưởng Việt Nam 2022 là 7,4%...

Ngân hàng Nhà nước đánh giá chính xác tình hình để có mức tăng trưởng tín dụng phù hợp, hiệu quả; tập trung tín dụng vào 3 động lực tăng trưởng là đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng; sửa đổi nhanh các thông tư liên quan đến nguồn vốn tín dụng, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp về vốn; kêu gọi các ngân hàng thương mại vào cuộc tích cực theo tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.

Bộ Tài chính chủ trì xử lý các vấn đề liên quan tới trái phiếu doanh nghiệp, khẩn trương rà soát, sửa đổi nghị định quy định về trái phiếu doanh nghiệp, cùng các cơ quan sửa đổi các thông tư liên quan. Bộ Xây dựng khẩn trương rà soát, sửa đổi các nghị định về phát triển, quản lý nhà ở xã hội. Bộ Công thương khắc phục triệt để vấn đề xăng dầu; thúc đẩy thí điểm cơ chế mua bán điện trực tiếp. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh sản xuất, không để thiếu lương thực, thực phẩm, góp phần kiểm soát lạm phát, thúc đẩy xuất khẩu, mở rộng thị trường.

Các bộ, ngành đẩy mạnh giải ngân đầu tư công; chuẩn bị tốt các nội dung phục vụ kỳ họp Quốc hội bất thường sắp tới bảo đảm tiến độ và chất lượng; tổ chức tổng kết năm 2022, xây dựng kế hoạch, triển khai nhiệm vụ năm 2023…

Giải ngân 11 tháng đạt 58,33% kế hoạch Thủ tướng giao

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tính đến ngày 28/11/2022, tổng số vốn ngân sách nhà nước (NSNN) các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã phân bổ, giao kế hoạch chi tiết là 550.400,63 tỷ đồng, đạt 94,9% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao. Số vốn NSNN còn lại chưa phân bổ là 29.646,204 tỷ đồng.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, ước giải ngân kế hoạch đầu tư vốn NSNN đến ngày 30/11/2022 đạt 58,33% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn cùng kỳ năm 2021 (cùng kỳ năm 2021 đạt 63,86%). Tuy nhiên, số tuyệt đối giải ngân năm 2022 cao hơn cùng kỳ năm 2021 khoảng 43,7 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 14,8%. Có 6 cơ quan trung ương và 14 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 80% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao; 5 bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân dưới 25% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Tiến độ giải ngân tháng 11 tiếp tục có chuyển biến tích cực, cho thấy các giải pháp thúc đẩy đầu tư công đã và đang phát huy hiệu quả, đồng thời phản ánh đúng xu hướng giải ngân vốn đầu tư công, tăng dần vào cuối năm. Riêng giải ngân tháng 11 đạt 54,5 nghìn tỷ đồng, tăng 1,9 lần so với mức trung bình giải ngân bình quân 10 tháng (khoảng 28,4 nghìn tỷ đồng/tháng).

Tuy nhiên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng nhận định tiến độ giải ngân 11 tháng vẫn chưa đạt yêu cầu do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan, trong đó có những nguyên nhân đã tồn tại nhiều năm nhưng chưa xử lý dứt điểm như giải phóng mặt bằng, công tác lập kế hoạch vốn chưa với sát thực tế và khả năng giải ngân, công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện dự án chưa tốt, năng lực nhà thầu, ban quản lý dự án còn nhiều hạn chế, vai trò người đứng đầu tại một số bộ, cơ quan trung ương, địa phương chưa được phát huy đầy đủ, một số quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư công còn bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn...

Tags:

相关文章