您现在的位置是:Cúp C2 >>正文

【kết quả trận kawasaki frontale】Bộ Công Thương không tạo thêm “giấy phép con” quản lý thương mại?

Cúp C273267人已围观

简介Nghị định nhằm thúc đẩy việc phát triển các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại như chợ, siêu thị.. ...

bo cong thuong khong tao them giay phep con quan ly thuong mai

Nghị định nhằm thúc đẩy việc phát triển các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại như chợ, siêu thị... theo hướng văn minh, hiện đại. Ảnh: Nguyễn Thanh

Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) nêu rõ: Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 12070/VPCP ngày 11/11/2017, trong đó giao Bộ Công Thương rà soát, đánh giá việc thực hiện Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/1/2003 và Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, đề xuất sửa đổi, bổ sung theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Với thực tiễn phát triển của các loại hình siêu thị, trung tâm thương mại và trên cơ sở kiến nghị của các địa phương đối với các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại (chợ, siêu thị, trung tâm thương mại…), Bộ Công Thương đang đề xuất xây dựng Dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý hạ tầng thương mại.

Nghị định của Chính phủ về phát triển và quản lý hạ tầng thương mại hướng đến nhiều mục tiêu.

Thứ nhất,
tạo hành lang pháp lý, tạo môi trường minh bạch, thuận lợi thúc đẩy sự phát triển đồng bộ đối với các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại, trong đó bao gồm chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, cửa hàng tiện lợi và các hoạt động kinh doanh có liên quan.

“Dự thảo Nghị định sẽ không tạo thêm điều kiện kinh doanh, không làm phát sinh các giấy phép con, gây cản trở cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp mà nhằm tạo hành lang pháp lý theo hướng xóa bỏ rào cản, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng”, đại diện Vụ Thị trường trong nước nhấn mạnh.

Thứ hai, khắc phục những vướng mắc, bất cập phát sinh từ thực tiễn thi hành đối với các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại hiện nay, đồng thời đảm bảo tính kế thừa của các quy định còn phù hợp của các văn bản có liên quan nhằm tạo hành lang pháp lý đồng bộ cho việc phát triển và quản lý hạ tầng thương mại.

Thứ ba, thúc đẩy việc phát triển các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại theo hướng văn minh, hiện đại, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống văn hóa, bảo đảm hàng hóa lưu thông tại các loại hình này có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, bảo đảm đảm an toàn thực phẩm, bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng…

Thứ tư,hỗ trợ việc tiếp cận thị trường và tạo điều kiện thúc đẩy tiêu thụ đối với hàng hóa Việt Nam, hàng hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước tại các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại nêu trên.

Để thực hiện việc đề xuất xây dựng Dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý hạ tầng thương mại, Bộ Công Thương đã và đang triển khai các bước theo đúng quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. Bộ Công Thương khẳng định sẽ tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu, hoàn thiện đề xuất xây dựng dự thảo Nghị định theo đúng trình tự và quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Trước đó, dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý hạ tầng thương mại được Bộ Công Thương lấy tên là Dự thảo Nghị định của Chính phủ về phát triển và quản lý ngành phân phối.

Trong quá trình lấy ý kiến từ các doanh nghiệp, đơn vị liên quan, các nội dung nêu ra tại Dự thảo nhận được nhiều đánh giá trái chiều, thậm chí có quan điểm còn lo ngại khả năng gây thêm khó khăn, tạo thêm “giấy phép con” cho doanh nghiệp.

Tags:

相关文章