Bà Bùi Thị Nhạn - mẹ vợ phi công Hoàng Lại Long - buồn đau vì sự mất mát,ụrơitrựcthăngởHàNộilàmngườichếtnỗiđaungườiởlạty le tai xiu nhưng hai con của người phi công quả cảm này vẫn còn quá nhỏ để cảm nhận được nỗi đau
Lấy mẫu ADN để xác định danh tính Đến chiều 8-7, trong số 18 thi hài của cán bộ, chiến sĩ hi sinh đang nằm tại Bệnh viện 354 và Bệnh viện 108 vẫn còn tám người chưa xác định được danh tính. Việc lấy mẫu ADN những người hi sinh để xác định danh tính vẫn đang được tiến hành. |
Chưa trọn ước nguyện với con
Thời gian ở đơn vị nhiều hơn ở nhà nên thượng tá phi công Hoàng Lại Long (người điều khiển máy bay Mi 171 gặp nạn ngày 7-7) dự định đưa con trai 7 tuổi lên đơn vị để xem tập nhảy dù.
Nhưng chuyến bay định mệnh sáng 7-7 khiến lời hứa của người phi công quả cảm với con mãi mãi không thành.
Chiều 8-7, căn phòng được nhà khách Quân chủng Phòng không - không quân dành cho gia đình thượng tá phi công Hoàng Lại Long có rất đông người thân, bạn bè nhưng không khí trĩu nặng đau thương.
Chị Hoàng Hồng Thanh (37 tuổi, vợ thượng tá Long) bận đi dự cuộc gặp mặt của lãnh đạo quân chủng nên mẹ vợ và em trai thượng tá Long tiếp chuyện chúng tôi. Câu chuyện thỉnh thoảng bị dừng lại bởi những dòng nước mắt của mẹ vợ khi nói về con rể vừa hi sinh.
Anh Hoàng Lại Biên - em trai thượng tá Long, đến từ Nam Định - cho biết khi biết tin anh trai bị nạn, bản thân anh đã đến hiện trường và bàng hoàng khi thấy chiếc máy bay do anh Long điều khiển cháy nổ tan tành.
Nhưng nhìn đường bay và nghe người dân kể lại câu chuyện máy bay cố lết ra khỏi khu dân cư lúc bị trục trặc, anh cảm thấy khâm phục anh trai mình.
Anh Biên cho biết anh Long sinh năm 1960 tại thị trấn Cát Thành, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định nhưng giấy khai sinh lại ghi 1961.
Là con trai thứ hai trong gia đình có bốn trai và một gái, học xong lớp 10 anh Long trúng tuyển phi công và nhập ngũ từ năm 1978.
Sau khi huấn luyện ở Nha Trang, anh Long về công tác ở trung đoàn không quân 916 cho đến ngày hi sinh. “Từ nhỏ tính anh hiền lành nhưng cương nghị và hòa nhã với mọi người. Cứ cuốn vào công việc nên mãi đến năm 40 tuổi anh mới lấy vợ” - anh Biên cho biết.
Không khí căn phòng dù trĩu nặng nhưng nhìn cháu trai 7 tuổi vẫn chơi đùa, bà Bùi Thị Nhạn - mẹ vợ thượng tá Long - xót xa kể: “Bố cháu ở đơn vị suốt ngày nên con cái cũng xa cách. Hôm qua tôi ôm cháu khóc nói: Cháu ơi, bố mất rồi, nhưng cháu cũng chưa cảm nhận được nên hỏi: Thế là bố công tác ở đơn vị mãi hả bà?”.
Trao đổi với chúng tôi, bà Nhạn và anh Biên đều cho biết chị Thanh tốt nghiệp Đại học Văn hóa nhưng hiện nay công việc không ổn định nên mọi sinh hoạt của gia đình đều trông mong vào lương của chồng.
Tan cuộc họp với lãnh đạo Quân chủng Phòng không - không quân, chị Thanh trở về phòng nhưng nước mắt luôn tuôn trào, nghẹn lời không thể nói về chồng của mình.
Chị Thanh cho biết nguyện vọng là gia đình sẽ đưa chồng về quê an nghỉ. Còn với tương lai các con, chị bày tỏ mong muốn sẽ được bố trí công việc ổn định trong quân đội để vừa theo bước người chồng quá cố vừa có điều kiện nuôi dạy hai con nhỏ.
Tiếc thương vô hạn
Khu tập thể Hoàng Văn Thái, Q.Thanh Xuân, Hà Nội hôm nay không còn tiếng cười đùa của trẻ thơ như những ngày trước đó. Trong căn nhà cấp 4 vẻn vẹn hơn 20m2, bà Hà Thị Khanh (61 tuổi, quê ở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ - mẹ vợ đại úy Lê Thanh Việt - phi công phó máy bay Mi 171) cứ bế cháu Lê Quang Long - con anh Việt, chưa đầy 2 tuổi - chạy đi chạy lại nghe điện thoại của người thân gọi đến.
Bà Khanh cho biết: ‘‘Vợ nó từ lúc biết tin chồng đến giờ cứ ngất lên ngất xuống. Chúng tôi là phận cha phận mẹ chỉ biết động viên con vượt qua nỗi đau’’.
Bà Khanh kể tiếp sau một thời gian dài quen nhau thì đến năm 2005, đại úy Việt kết hôn với chị Thu. Đến năm 2012 có hai con.
Hiện chị Thu đang đi làm cho một công ty tư nhân ở nội thành. Đặc thù công việc của đại úy Việt thường xuyên phải xa nhà nên cháu lớn năm nay vào lớp 3 phải gửi bà nội ở Nam Định chăm sóc, còn cháu bé gửi về ngoại.
Đến chiều 8-7, tại khu tập thể thuộc tổ 15, P.Phúc Đồng, Q.Long Biên (Hà Nội), hàng trăm người thân và bạn bè đã có mặt ở căn phòng trọ của gia đình giáo viên nhảy dù - đại úy Nguyễn Đào Hồng Tâm để chia sẻ nỗi buồn.
Chị Linh (31 tuổi, em ruột đại úy Tâm) kể: ‘‘Anh Tâm là con trai duy nhất trong gia đình tôi và cũng là cháu đích tôn của dòng họ. Từ khi biết tin chồng, chị Phượng (vợ anh Tâm) cứ ngất lịm. Anh ấy ra đi để lại hai con nhỏ. Từ hôm qua tới giờ cháu lớn cứ gọi tên cha rồi bảo người trong gia đình gọi điện cho bố về. Cháu thứ hai mới hơn 10 tháng tuổi, vẫn chưa hiểu gì về nỗi đau này’’.
Có mặt tại nhà giảng viên Tâm, nhiều học viên trước đây từng là học trò và đồng nghiệp cũng bày tỏ sự thương tiếc đối với sự ra đi của anh. Nhiều người không kìm được nước mắt khi chứng kiến cảnh chị Phượng bế cháu bé trên tay lo hậu sự cho chồng.
Đang giải mã hộp đen Ngày 8-7, trung tướng Võ Văn Tuấn - phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân VN - cho biết hội đồng điều tra của Quân chủng Phòng không - không quân đang giải mã những thông tin được lưu trữ trong hộp đen của chiếc máy bay Mi 171 số hiệu 01 gặp nạn hôm 7-7 nhằm xác định nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn. Tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng gặp một số khó khăn do hộp đen máy bay có một số trục trặc. Theo ông Tuấn, chiếc hộp đen bị va chạm trong quá trình tai nạn và đang được khẩn trương khắc phục. |
Theo Tuổi trẻ