【ket qua bong da argentina】Phạm Văn Tráng: Thạc sĩ đầu tiên của Làng SOS Cà Mau

Báo Cà MauVào Đảng khi đang học năm thứ nhất đại học, ngày ra trường không vội đi tìm việc làm như các bạn mà Tráng ở lại đi làm thêm kiếm tiền ôn thi để tìm học bổng học tiếp thạc sĩ. Tốt nghiệp thạc sĩ, bạn bè rủ ở lại thành phố nhưng Tráng từ chối.

Vào Đảng khi đang học năm thứ nhất đại học, ngày ra trường không vội đi tìm việc làm như các bạn mà Tráng ở lại đi làm thêm kiếm tiền ôn thi để tìm học bổng học tiếp thạc sĩ. Tốt nghiệp thạc sĩ, bạn bè rủ ở lại thành phố nhưng Tráng từ chối. “Ước mơ lớn nhất của em hiện nay là được làm việc ở Cà Mau, để tiện về Làng phụ giúp mẹ và coi sóc chuyện học hành cho các em. Em được như ngày hôm nay là nhờ ơn của các cô, bác lãnh đạo trong Làng và tình thương yêu vô bờ bến của mẹ, em rất biết ơn”, đó là lời tâm sự của Thạc sĩ Kinh tế Phạm Văn Tráng - Thạc sĩ đầu tiên của Làng SOS Cà Mau.

Ngày tốt nghiệp thạc sĩ, Tráng lên xe về Làng ngay trong đêm để báo cáo với mẹ và các cô, chú lãnh đạo Làng SOS. Làng hôm đó thiệt vui, gương mặt ai cũng hớn hở. Ban lãnh đạo vui vì từ ngày thành lập Làng đến nay mới có một em tốt nghiệp thạc sĩ. Các mẹ ở Làng vui vì mình đã làm tròn trách nhiệm nuôi dạy con nên người. Còn các em nhỏ vui vì từ nay đã có anh Tráng chỉ bài, không còn sợ những bài văn, bài toán khó nữa.

Tuổi thơ và những kỷ niệm buồn

Chàng Thạc sĩ của Làng SOS Phạm Văn Tráng.    Ảnh: HOÀNG VŨ

Kim Sơn, Ninh Bình là nơi Tráng sinh ra. Gia đình em rất nghèo, quanh năm cha mẹ chỉ biết bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Nghèo khó là vậy, nhưng được cái là gia đình rất hạnh phúc, ba đứa con bụ bẫm, ngoan ngoãn. Mà chuyện đời thì không ai biết trước được. Năm Tráng lên 3 thì mẹ đột ngột qua đời. Đau buồn trước sự ra đi đột ngột của người vợ, tính tình người bố ngày càng thay đổi, hay nổi cáu và thường xuyên đánh đập các con vô cớ.

Không chịu nổi cảnh hàng ngày phải chứng kiến những trận đòn của các cháu, bà nội đành bấm bụng mang các cháu về Đồng Nai ở nhờ nhà người Bác, hoàn cảnh cũng rất khó khăn. Thời gian này bà nội phải làm đủ thứ chuyện để có cái ăn cho ba đứa cháu. Nhưng bà chỉ lo được một thời gian thì sức khoẻ yếu dần. Lại một lần nữa bà gạt nước mắt đưa các cháu trở về quê nhờ bà con nuôi hộ. Ở quê ai cũng nghèo khó nên chỉ cưu mang được một thời gian ngắn rồi mang vào trả lại cho bà. Dù còn rất nhỏ và cuộc sống vô cũng vất vả, nhưng trong lòng Tráng lúc nào cũng nuôi hy được đi học như những trứa trẻ khác.

Rồi trong một lần bà đưa các em đi thăm người bác em ở Cà Mau đang bị ốm. Nhà bác cũng nghèo, nhưng trước hoàn cảnh đáng thương của các cháu, ông nhận cưu mang. Bệnh tình ông ngày càng nặng, cuộc sống càng lâm vào cảnh túng quẫn. Một hôm có người bạn ghé thăm, biết được sự tình nên khuyên gởi các cháu vào Làng SOS với hy vọng các cháu được ăn học đàng hoàng. Và người bạn tốt bụng ấy nhận lo luôn chuyện làm thủ tục vào Làng cho các cháu.

Vào Làng, hai anh em: Tráng và Mạnh được xếp ở chung trong ngôi nhà số 7. Điều mà em làm cho mẹ và các chú ngỡ ngàng nhất đó là chuyện học. Em say mê học đến kỳ lạ. Lúc nào cũng cầm quyển tập trên tay để học bài. Nên chỉ một thời gian ngắn em đã theo kịp bạn bè và trở thành học sinh khá giỏi của lớp.

Thời gian sau, không những Tráng tự giác học tập mà còn là người anh gương mẫu hay nhắc nhở và chỉ dạy các em trong nhà cùng học. Thường ngoài giờ học, Tráng phụ giúp mẹ những chuyện lặt vặt, xong, lại đi kiểm tra bài vở cho các em, khi nào các em hiểu bài hết thì mới lo bài vở của mình. Việc làm của Tráng được các cô, chú trong Làng khen ngợi và luôn lấy em ra điển hình để dạy các em nhỏ. Suốt 12 năm học, Tráng đều là học sinh khá, giỏi.

Nỗ lực được đền bù

Đậu đại học không chỉ là niềm vui của bản thân Tráng mà cô, chú trong Làng ai cũng mừng, nhất là mẹ. Cho nên Tráng tự nhủ, khi vào đại học phải cố gắng học thật giỏi để không phụ lòng những người đã thương yêu, tin tưởng mình.

Mặc dù năm đầu vừa học, vừa đi dạy kèm, rồi giữ xe để có tiền phụ bố ở quê nhưng cuối năm Tráng vẫn được học sinh khá và được kết nạp vào Đảng. Đây là động lực rất lớn để em tiếp tục phấn đấu.

Năm học thứ hai bắt đầu thì nỗi lo của Tráng cũng nhiều hơn. Đó là Mạnh, đứa em ruột của mình cũng vào đại học. Tráng chuyển qua chạy bàn ở một quán cơm đêm. Công việc này tuy vất vả nhưng thù lao tạm đủ để lo cho đứa em và bố ở quê.

Mỗi ngày làm việc bắt đầu từ 5 giờ chiều cho đến 5 giờ sáng hôm sau. Khi về tới ký tuc xá thì đã tới giờ lên lớp, nên những giờ trên lớp đối với Tráng là rất quan trọng. Em phải học và làm bài ngay tại lớp. Tráng bảo: “Cực cỡ nào em cũng chịu được, nhưng có cái là hai anh em học xa nhau quá nhiều khi nhớ không chịu nổi. Em học ở Cần Thơ còn thằng em học ở TP Hồ Chí Minh, mỗi năm chỉ gặp nhau có mấy ngày Tết ở Làng…”.

Tráng cũng chia sẻ: “Bây giờ em và Mạnh điều tạm ổn hết rồi. Em thì vừa tốt nghiệp thạc sĩ, còn Mạnh tốt nghiệp Đại học Khoa Tiếng Anh thương mại. Hiện Mạnh đang là giảng viên của Trung tâm ngoại ngữ ở TP Hồ Chí Minh”. Rồi Tráng trầm giọng: “Hai đứa em may mắn là vậy. Nhưng còn anh Hai thì đang sống ở quê rất nghèo khó. Ngày đó anh Hai 11 tuổi mà Làng chỉ nhận trẻ dưới 10 tuổi nên anh khóc dữ lắm. Ra về mà cứ quay lại nhìn hai đứa em hoài…”. Sau khi về quê, anh của Tráng phải tự lo chuyện học hành nên cũng chỉ học được vài năm.

Tráng tâm sự: “Trước mắt, em sẽ cố gắng tìm được việc làm ở Cà Mau, để có điều kiện ở bên mẹ, giúp mẹ những chuyện nặng nhọc, và lo chuyện học cho các em. Khi nào ổn định, em sẽ về quê thăm bố và anh Hai”./.

Khởi Huỳnh

Thể thao
上一篇:Thời tiết hôm nay 16/12: Đà Nẵng tới Bình Thuận còn mưa to, Nam Bộ mưa rào
下一篇:Chủ tịch huyện ở TT